Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế.

Việt Nam đang trong đà hội nhập quốc tế, rất nhiều doanh nghiệp cũng như thương hiệu Việt Nam vươn ra thế giới ngày càng phát triển. Tuy nhiên, việc phát triển ở quốc tế không phải điều đơn giản nhất là trong việc bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu riêng của mình. Để nhãn hiệu Việt Nam được thế giới công nhận và bảo hộ ở các quốc gia, chúng ta cần làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì?

Bài viết liên quan

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được xác định là một trong những dấu hiệu hữu hình dùng để phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ giống nhau của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại khác nhau. Nhãn hiệu bao gồm hai loại là nhãn hiệu dịch vụ và nhãn hiệu hàng hóa, có thể là các hình ảnh, chữ viết, biểu tượng hoặc là sự kết hợp của các yếu tố trên được thể hiện bằng màu sắc (một hoặc nhiều màu sắc khác nhau). Như vậy, mỗi cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại sẽ có nhãn hiệu riêng của mình và những nhãn hiệu này được xác định là một trong những tài sản sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì?

Nguyên tắc khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được Việt Nam và đa số các quốc gia trên thế giới ghi nhận là đăng ký bảo hộ dựa theo lãnh thổ. Nguyên tắc lãnh thổ này được hiểu rằng cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại tại quốc gia nào thì đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở quốc gia đó và chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Theo đó khi nhãn hiệu của một cá nhân, tổ chức muốn được bảo hộ vượt ra khỏi lãnh thổ ban đầu, ở quốc gia khác, khu vực lãnh thổ khác hay trên phạm vi quốc tế thì phải làm thủ tục đăng ký bảo hộ tại nước muốn được bảo hộ hoặc tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký bảo hộ quốc tế.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế:

  • Tờ khai đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu của Cục sở hữu trí tuệ.
  • Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu
    • Đối với đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định nước muốn được đăng ký bảo hộ là thành viên Thỏa ước Madrid và không chỉ định bất kỳ nước nào là thành viên Nghị định thư Madrid phải được làm bằng tiếng Pháp.
    • Đối với đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định ít nhất một nước là thành viên Nghị định thư Madrid, kể cả đồng thời chỉ định nước là thành viên Thỏa ước Madrid phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
  • Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Bản sao chứng từ nộp phí và lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế:

  • Lựa chọn quốc gia đăng ký bảo hộ.

Có thể chọn một hoặc nhiều quốc gia để đăng ký, tùy thuộc vào thị trường các quốc gia hướng đến để phát triển dòng sản phẩm mang tên nhãn hiệu của mình.

  • Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có hai hình thức: nộp đơn trực tiếp tại quốc gia đó hoặc nộp đơn qua hệ thống Madrid tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

Hình thức nộp đơn trực tiếp: áp dụng cho trường hợp quốc gia lựa chọn không phải là thành viên của hệ thống Madrid.

Khi tiến hành nộp đơn trực tiếp, người nộp sẽ phải tuân theo quy định pháp luật của từng quốc gia lựa chọn (về điều kiện, thủ tục, hồ sơ, thời gian…).

Hình thức nộp đơn qua hệ thống Madrid: chỉ nên áp dụng trong trường hợp đăng ký cho nhiều quốc gia. Chỉ cần nộp một đơn duy nhất lên Cơ quan Sở hữu trí tuệ WIPO để được bảo hộ cùng lúc tại nhiều quốc gia, giúp tiết kiệm được cả về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, điều kiện quan trọng các quốc gia này phải cùng là thành viên của hệ thống Madrid (thành viên của Nghị định thư hoặc Thỏa ước Madrid).

  •  Nếu quốc gia lựa chọn đăng ký là thành viên của Thỏa ước Madrid: cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó tại quốc gia của mình trước khi tiến hành đăng ký lên Cơ quan WIPO.

  • Nếu quốc gia lựa chọn đăng ký là thành viên của Nghị định thư Madrid: không giống như Thỏa ước Madrid, chỉ cần có chấp nhận hợp lệ hình thức về việc nộp đơn nhãn hiệu tại quốc gia của mình để đáp ứng điều kiện hồ sơ tối thiểu cho việc đăng ký nhãn hiệu lên Cơ quan WIPO.

3. Thời gian đăng ký nhãn hiệu quốc tế

– Ngày nộp đơn: được xác định là ngày đơn được nộp cho Văn phòng cơ sở là Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam.

– Thời gian chuyển đơn từ Văn phòng cơ sở đến Văn phòng quốc tế: 1 tháng.

– Giai đoạn thẩm định hình thức: 2-4 tháng kể từ ngày Văn phòng quốc tế nhận được đơn.

– Công bố đơn: Đơn hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo của WIPO trong số gần nhất. Mỗi tháng WIPO có 4 số công bố.

– Giai đoạn thẩm định nộp dung: 12-18 tháng tùy theo từng quốc gia.

Tổng thời gian: 15-23 tháng.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Mọi thắc mắc và yêu cầu tư vấn xin liên hệ qua:

Bài viết tham khảo:

Nhãn hiệu là gì?

Đăng ký nhãn hiệu ở đâu?

Đăng ký nhãn hiệu tại Canada

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận