Mã ngành nghề khi thành lập công ty sản xuất, kinh doanh bánh mì

Những thủ tục đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất bánh mì? Cách thức đăng ký ngành nghề như thế nào?

Bài viết liên quan

Đọc thêm:Cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất bánh mì

Đọc thêm: Cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh khi đăng ký doanh nghiệp

1. Đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất bánh mì:

1.1 Công ty phải tuân thủ một số quy định:

  • Phải có giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp;
  • Có cơ sở sản xuất kinh doanh bánh mì
  • Đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật;

1.2 Về hồ sơ, thủ tục cần thiết khi mở doanh nghiệp:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên/cổ đông công ty kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân ( Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu).
  • Văn bản ủy quyền.

Về tiêu chuẩn chất lượng bánh mì:

  • Bản công bố hợp quy/phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
  • Mẫu nhãn sản phẩm;
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận cấp;
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng;
  • Kế hoạch giám sát định kỳ;
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở.

2. Mã ngành nghề kinh doanh sản xuất bánh mì:

STT Tên ngành Mã ngành
1 Sản xuất các loại bánh từ bột 1071
2 Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột 1062
3 Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn 1075
4 Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu 1079
5 Bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ

(trừ bán buôn các loại đậu)(Không hoạt động tại trụ sở)

4631
6 Bán buôn thực phẩm

(Không hoạt động tại trụ sở)

4632
7 Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa 1050

Để lại một bình luận