Trong nền kinh tế thị trường với nhiều tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp hàng hoá, dịch vụ thì hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra phổ biến và phức tạp. Xâm phạm trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ hợp pháp của chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ cách tổ chức, cá nhân tự bảo vệ khi nhãn hiệu của họ bị bên khác xâm phạm.
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009; Nghị định số 105/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 119/2010/NĐ-CP.
Phải làm gì khi nhãn hiệu của mình bị xâm phạm?
Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Hành vi chỉ được coi là xâm phạm nhãn hiệu khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ và có các yếu tố sau đây:
1. Nhãn hiệu được xem xét đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
2. Có yếu tố xâm phạm sở hữu trí tuệ trong nhãn hiệu bị xem xét
3. Người xâm phạm không phải là chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ và không được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng nhãn hiệu theo quy định pháp luật.
4. Hành vi xâm hại xảy ra tại Việt Nam (hành vi xảy ra trên mạng internet nếu nhắm vào người tiêu dùng ở Việt Nam cũng được coi là xảy ra tại Việt Nam)
Một tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự cho phép, đồng ý chính là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu.
Các biện pháp khi nhãn hiệu bị xâm phạm
Biện pháp công nghệ
Là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ, thông tin nhằm thông báo rằng nhãn hiệu đang được bảo hộ, mọi hành vi xâm phạm đều vi phạm pháp luật.
Tự bảo vệ
Công ty áp dụng biện pháp tự bảo vệ bằng cách yêu cầu người có hành vi xâm phạm nhãn hiệu phải chấm dứt hành vi xâm phạm, tiến hành xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại cho công ty mình.
Khởi kiện ra Toà án
Hai biện pháp công nghệ và tự bảo vệ có những ưu điểm nhất định nhưng có hạn chế là không bắt buộc thực hiện. Người xâm phạm nhãn hiệu có chấm dứt hành vi xâm phạm hay không phụ thuộc vào ý chí của chính họ. Bảo vệ quyền sở hữu trí nếu phụ thuộc vào tự giác, tự nguyện của các cá nhân, tổ chức thì khó đem lại hiệu quả cao.
Tổ chức, cá nhân khi phát hiện nhãn hiệu của mình bị xâm phạm có thể tiến hành khời kiện ngay ra Toà án để chấm dứt hành vi xâm phạm đó. Sử dụng phương pháp khởi kiện sẽ đảm bảo nhãn hiệu được bảo vệ do quyết định, bản án của Toà án có hiệu lực bắt buộc thực hiện. Người xâm phạm ngoài việc phải chấm dứt hành vi xâm phạm còn có thể phải bồi thường, xin lỗi, cải chính công khai, bị phạt hành chính.
_________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com