Các tiêu chí đánh giá khả năng phân biệt nhãn hiệu

Để được cấp văn bằng bảo hộ, nhãn hiệu phải đáp ứng điều kiện: có khả năng phân biệt với các hàng hóa, dịch vụ khác. Khả năng phân biệt cũng sẽ ảnh hưởng đến việc nhận diện và ghi nhớ hàng hóa, dịch vụ của khách hàng.

Bài viết liên quan

Đọc thêm: Nhãn hiệu như thế nào thì được coi là có khả năng phân biệt?

Đọc thêm: Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký 

1. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu được đánh giá qua các tiêu chí:

phan biet nhan hieu

1.1. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt:

Tiêu chí đánh giá đầu tiên sẽ dựa trên mức độ dễ nhận biết, dễ ghi nhớ của những yếu tố tạo nên nhãn hiệu. 

 Theo khoản 1 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ:“Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.

Ví dụ: Hình ảnh nhãn hiệu Vietel – Hãy nói theo cách của bạn.

 

1.2 Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt: 

 Theo khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ: “Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó có dấu hiệu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

– Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu.

   Ví dụ: Hình tròn, hình vuông…

– Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.

   Ví dụ: Apple, Coca – cola…

– Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn.

   Ví dụ: Ngon, đẹp, bổ…

– Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh.

   Ví dụ: Công ty TNHH, Công ty cổ phần…

– Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này.

   Ví dụ: Hà Nội, Việt Nam…

– Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu.

 

 

Trả lời