Hoạt động nhượng quyền thương mại

Điều kiện được phép hoạt động nhượng quyền thương mại

Theo quy định tại Điều 5.1, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì bên nhượng quyền thương mại chỉ có thể thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

Bài viết liên quan

Trình tự, thủ tục phải thực hiện nhượng quyền thương mại

Theo quy định tai Điều 17a.1.a của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 120/2011/NĐ-CP thì việc đăng ký nhượng quyền thương mại chỉ áp dụng trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam.

Do đó, sau khi đáp ứng được điều kiện trong trường hợp hoạt động nhượng quyền thương mại của Quý Khách hàng được thực hiện trong phạm vi Việt Nam thì sẽ không cần phải thực hiện thủ tục tại Bộ Công Thương mà thay vào đó sẽ phải báo cáo hoạt động nhượng quyền thương mại tại Sở Công Thương nơi đặt trụ sở chính (Điều 17a.2 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP đã dẫn).

Về thủ tục chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu.

Theo quy định của pháp luật, việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu không bắt buộc phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, để việc sử dụng của bên nhận quyền có hiệu lực với bên thứ 3, hợp đồng chuyển giao này cần phải được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Xin Quý Khách hàng lưu ý rằng hiệu lực đối với bên thứ 3 của việc chuyển giao này đặc biệt có ý nghĩa trong việc chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu, tránh các rủi ro có thể gặp phải trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng bởi chính chủ sở hữu.

Cơ quan thụ lý

Theo quy định tại điều 18.1 Nghị định 35: Bộ Thương mại thực hiện đăng ký đối với hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.

Hồ sơ thủ tục hoạt động nhượng quyền thương mại:

a) Đơn đăng ký theo mẫu MĐ-1;

b) Bản giới thiệu theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam; (Bản này phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam).

d) Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;

e) Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;

(Lưu ý: Nếu các loại giấy tờ tại điểm d và e được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước)

Thời gian thụ lý hồ sơ:

– Thời gian giải quyết hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và hợp lệ.

– Đối với hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ: Trong thời hạn hai ngày làm việc sẽ trả lời bằng văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.

– Thời gian giải quyết hồ sơ bổ sung: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và hợp lệ.

Biểu phí luật sư

Mức phí luật sư được tính toán dựa trên sự phức tạp của yêu cầu công việc và khối lượng công việc thực tế. Phí luật sư sẽ được thông báo sau khi đã làm rõ yêu cầu của bên cần tư vấn. lĩnh vực tư vấn bao gồm:

– Tiến hành tra cứu, tư vấn và lựa chọn hệ thống franchise phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng;

– Đánh giá tiềm năng và triển vọng khai thác của hệ thống franchise được lựa chọn, đánh giá năng lực của bên nhượng quyền;

– Tư vấn pháp lý trong suốt quá trình đàm phán hợp đồng franchise;

– Soạn thảo và kiểm tra các điều khoản hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của khách hàng phù hợp với pháp luật Việt nam và quốc tế;

– Tư vấn các vấn đề tài chính trong hợp đồng franchise;

– Tiến hành các thủ tục ghi nhận hợp đồng franchise, xin phép tiến hành các giao dịch franchise;

– Theo dõi, tư vấn và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong toàn bộ quá trình franchise.

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận