Chi nhánh có được ký kết hợp đồng không?

Chi nhánh là gì? Chi nhánh có được ký kết hợp đồng không? Tại sao người đứng đầu của một chi nhánh không được trực tiếp ký kết hợp đồng?

Bài viết liên quan

Đọc thêm: Thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nội theo quy định năm 2020

Đọc thêm: Phân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh

1. Khái niệm:

– Chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, bao gồm cả chức năng đại diện theo uỷ quyền.

– Không phải là một pháp nhân. Người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.

– Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh xác lập và thực hiện.

 

2. Quyền và nghĩa vụ:

– Quyền của chi nhánh:

+ Khắc con dấu;

+ Mở tài khoản ngân hàng;

+ Tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động với người lao động;

+ Mua các vật dụng cần thiết phục vụ cho công việc.

+ Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập.

– Nghĩa vụ của chi nhánh:

+ Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Phải báo cáo hoạt động.

3. Chi nhánh có được ký kết hợp đồng không? Tại sao?

– Dựa vào Luật doanh nghiệp, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân nên không thể nhân danh chính mình để ký kết hợp đồng với đối tác. Tuy nhiên, chi nhánh được phép thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

– Người đại diện theo pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh làm đại diện và nhân danh công ty ký kết hợp đồng với đối tác. Chữ ký của người đứng đầu tham gia ký kết hợp đồng phải đóng con dấu của Công ty.

– Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng, thì người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp, bởi người đứng đầu chi nhánh chỉ là bên được ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật của công ty.

Để lại một bình luận