Hiến pháp năm 2013 khẳng định, ghi nhận quyền tác giả tại hai Điều 40 và 62. Cụ thể hóa, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được coi là một đối tượng được bảo hộ dưới cơ chế quyền tác giả theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009.
1. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là gì?
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét; màu sắc; hình khối; bố cục,…Được quy định tại Điều 3 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ.
Tác phẩm có thể là Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm); thiết kế thời trang; tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí; hàng thủ công mỹ nghệ; tác phẩm điêu khắc,…
Mặc dù việc đăng ký quyền tác giả không phải một thủ tục bắt buộc để hưởng quyền tác giả đối với sản phẩm mình sáng tạo ra; Tuy nhiên đây là một cách ghi nhận hợp pháp quyền sở hữu đối với tác phẩm của mình. Bên cạnh đó, sẽ không khó chứng minh quyền tác giả đối với tác phẩm khi có tranh chấp xảy ra.
Xem thêm: chuyển nhượng quyền tác giả tác phầm mỹ thuật ứng dụng được không?
2. Lưu ý về quyền tác giả
2.1. Về ý nghĩa của bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng:
– Bảo hộ cho quyền và lợi ích của các chủ thể có quyền;
– Tránh các hành vi xâm phạm đến chủ thể có quyền được bảo hộ;
– Chống lại sự sao chép hoặc lấy và sử dụng hình thức trong tác phẩm gốc đã được thể hiện.
Tuy nhiên, chủ sở hữu không thể ngăn cấm người khác tạo ra và sử dụng những thiết kế trùng hoặc tương tự.
2.2. Về thời hạn bảo hộ:
Thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Thời hạn bảo hộ 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. (Trường hợp chưa được công bố trong thời hạn 25 năm),
2.3. Về cơ chế bảo hộ:
Cơ chế bào hộ của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng dựa trên bảo hộ quyền tác giả.
2.4. Về thời điểm xác lập quyền:
Phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Không phân biệt nội dung; chất lượng; hình thức; phương tiện; ngôn ngữ; đã công bố hay chưa công bố; đã đăng ký hay chưa đăng ký.
2.5. Về chuyển nhượng:
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản
- Quyền nhân thân mang lại cho tác giả những giá trị về mặt tinh thần.
- Quyền tài sản mang lại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả những giá trị về lợi ích kinh tế
Quyền nhân thân được gắn liền với tác giả, tác giả chỉ có thể chuyển nhượng quyền tài sản cho cá nhân, tổ chức khác. Việc chuyển nhượng phải được thực hiện dựa trên hợp đồng.
3. Một số hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng:
– Chiếm đoạt quyền tác giả;
– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả;
– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
– Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Những lưu ý về quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.