Xử lý vi phạm nhãn hiệu tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh hiện là trung tâm kinh tế của cả nước. Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố năm 2018 đạt mức 75 tỷ USD. Với một loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hiệu quả thì triển vọng tăng trường kinh tế của TP.HCM những năm tiếp theo được đánh giá rất tốt. Xử lý vi phạm nhãn hiệu tại TP.HCM sẽ là cơ sở để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và thu hút thêm các nhà đầu tư trong tương lai

Bài viết liên quan

Do có triển vọng phát triển kinh tế lớn nên thành phố cũng phải đối mặt với tình trạng vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ có chiều hướng tăng. Nhất là vi phạm liên quan đến nhãn hiệu do có nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang trục tiếp đầu tư, kinh doanh tại địa bàn thành phố.

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009; Nghị định số 105/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 119/2010/NĐ-CP.

Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm nhãn hiệu

Các cơ quan nhà nước tại TP.HCM có thẩm quyền tiến hành xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu. Tổ chức, cá nhân sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm có thể gửi đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu tại TP.HCM gồm:

* Toà án nhân dân các cấp (Toà án nhân dân quận tại 19 quận và Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)

* Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Số 13, Đường Trần Quốc Thảo, Phường 6, Quận 3.

* Cục quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Số 242, Đường Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3.

* Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Số 02, Đường Hàm Nghi, Phường Bến Nghé, Quận 1.

* Phòng Cảnh sát kinh tế (PC 46) Công an thành phố Hồ Chí Minh.

* Uỷ ban nhân dân các cấp tại thành phố Hồ Chí Minh (UBND quận và UBND thành phố)

Các cơ quan trên có trách nhiệm tiến hành xử lý xâm phạm nhãn hiệu phù hợp phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Ví dụ: Toà án có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự, hình sự trong khi kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

Các biện pháp xử lý vi phạm nhãn hiệu

Xử lý bằng biện pháp hành chính

Chủ sở hữu khi phát hiện có hành vi xâm phạm có thể yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Gồm các biện pháp như: buộc tiêu huỷ; buộc loại bỏ yếu tố xâm phạm nhãn hiệu; buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại; tịch thu; đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; tái xuất… Biện pháp hành chính thường được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng khi phát hiện vi phạm.

Xử lý bằng biện pháp dân sự

Tổ chức, cá nhân có tranh chấp có thể khởi kiện yêu cầu Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Bản án, quyết định của Toà án buộc bên xâm phạm nhãn hiệu phải: chấm dứt hành vi vi phạm; xin lỗi, cải chính công khai; bồi thường thiệt hại.

_________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com

Để lại một bình luận