Vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Doanh nghiệp cần đáp ứng các quy định pháp luật về địa chỉ trụ sở, loại hình, vốn điều lệ, chủ sở hữu hoặc thành viên trước khi thành lập. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam?

Bài viết liên quan

Đọc thêm: Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài

Đọc thêm: Góp vốn thực tế có cần góp đủ số vốn cam kết góp trong vốn điều lệ hiện không?

1. Định nghĩa pháp lý về vốn điều lệ?

Vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ Công ty. Số vốn điều lệ công ty nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng tài chính, nhu cầu kinh doanh của thành viên hoặc cổ đông khi thành lập công ty.

Vốn điều lệ là một trong những nội dung được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký sau khi thành lập doanh nghiệp thành công.

2. Góp vốn khi thành lập doanh nghiệp:

2.1 Góp vốn trong doanh nghiệp:

Góp vốn trong doanh nghiệp là vấn đề nội bộ nên việc góp vốn sẽ được định giá theo cổ đông sáng lập, thành viên hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng,…), các tài sản có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Ví dụ: A, B và C thành lập doanh nghiệp với tổng giá trị vốn góp là 5 tỷ đồng trong đó A góp 1 tỷ đồng, B góp một mảnh đất được tổ chức thẩm định giá là 2,5 tỷ đồng và C có quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu được định giá là 2,5 tỷ đồng…

Vốn điều lệ trong Công ty Cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho Công ty.

von dieu le

2.2 Điều kiện góp vốn trước khi thành lập doanh nghiệp:

a) Thời hạn góp vốn:

– Công ty TNHH: Góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày

– Công ty cổ phần: Cổ đông phải thanh toán đủ số phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày.

– Doanh nghiệp tư nhân: góp đủ và đảm bảo đủ ngay khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.

b) Số vốn để thành lập doanh nghiệp:

Trong quy định của Luật doanh nghiệp 2014 không quy định mức vốn tối thiểu và tối đa khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp căn cứ vào khả năng tài chính, nhu cầu phát triển và định hướng doanh nghiệp để đưa ra được mức vốn điều lệ doanh nghiệp phù hợp. Lưu ý một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu mức vốn pháp định tối thiểu như:

– Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng;

– Kinh doanh sản xuất phim: 200 triệu đồng;

– Và các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định khác theo quy định pháp luật.

Doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề nêu trên thì mức vốn điều lệ tối thiểu cần đáp ứng quy định pháp luật.

Để lại một bình luận