Thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm

Khi đã biết được nhóm thực phẩm có thể tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì doanh nghiệp cần tìm hiểu cho mình thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm bao gồm những gì?

Bài viết liên quan

căn cứ : 15/2018/NĐ-CP

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm

Mỗi doanh nghiệp khi muốn hoàn thành thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì việc đầu tiên đều cần phải làm đó chính là chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nhất.

Phần hồ sơ này là điều kiện nhất thiết phải có và tuyệt đối không được sai sót. Vì vậy, khi muốn tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ mục này.

Hồ sơ này bao gồm:

  • Bản tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm.  Mẫu số 01 nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành. Phiếu kết quả kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Thời gian được tính 12 tháng cho đến ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng.
  • Trong phiếu này cần ghi rõ các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đã được công bố do bộ Y tế ban hành và công nhận.

Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền

Bước thứ 2 trong thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm chính là bước nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền. Khi doanh nghiệp đặt trụ sở ở đâu thì nộp tại cơ quan địa phương, tỉnh, trung ương tương ứng.

Khi đến những cơ quan có thẩm quyền này thì doanh nghiệp nộp 1 bản tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Sau đó, sẽ được công bố sản phẩm của mình cho mọi người cùng biết.

Có thể sẽ công bố trên những phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài chẳng hạn. Hoặc cũng có thể được công bố trên trang thông tin điện tử, website của chính công ty.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật

Một điểm mà doanh nghiệp cần biết là khi hoàn thành thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì ngoài việc thực phẩm của doanh nghiệp sẽ được tự do kinh doanh trên thị trường.

Doanh nghiệp còn phải tự đứng ra chịu trách nhiệm trước những gì mà mình tự công bố. Đặc biệt, khi có vấn đề liên quan đến thực phẩm như thực phẩm không hợp vệ sinh hoặc không đủ an toàn thì doanh nghiệp sẽ phải đứng ra giải trình với cơ quan có thẩm quyền.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

Bước cuối cùng chính là cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp. Hồ sơ này sẽ được lưu trữ tại cơ quan tiếp nhận và trên website chính thức của cơ quan này cũng đăng tải những thông tin cần thiết về tên công ty, bản tự công bố và những thực phẩm mà doanh nghiệp đã tự công bố trước đó.

Cơ quan có thẩm quyền chỉ làm nhiệm vụ trung gian đăng tải những thông tin cần thiết lên trang web. Còn trách nhiệm hoàn toàn vẫn thuộc về doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần lưu ý rõ vấn đề này.

 

Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp.
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com

Để lại một bình luận