Thành lập công ty kinh doanh xuất nhập khẩu logistic

Khái niệm Logistic

Đọc thêm: Cách tính thuế xuất nhập khẩu mới nhất 2019

Bài viết liên quan

Đọc thêm: Thay đổi bổ sung ngành nghề thương mại – xuất nhập khẩu

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Kinh doanh xuất nhập khẩu

Ở các nước phát triển thì ngành xuất nhập khẩu đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường có vai trò vô cùng quan trọng.

Tại Việt Nam, những doanh nghiệp xuất nhập khẩu dần dần được ra đời khi các chính sách giao thương đã được đẩy mạnh. Các hoạt động vận chuyển hàng hóa diễn ra mạnh, các mặt hàng ngày càng nhiều. Cho nên việc thành lập công ty xuất nhập khẩu đang được rất nhiều các cá nhân cũng như tổ chức hướng tới.

Mô hình kinh doanh:

Không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể.

Thành lập công ty phải chuẩn bị các thông tin bắt buộc:

  • Tên công ty;
  • Loại hình doanh nghiệp;
  • Nguồn vốn chủ sở hữu cùng vốn điều lệ;
  • Lĩnh vực kinh doanh;
  • Tên chủ sở hữu hay tổ chức cá nhân đứng tên thành lập công ty;
  • Danh sách thành viên hay cổ đông tại công ty theo mẫu quy định.

Những loại hình công ty xuất nhập khẩu

  • Việc mua bán hàng hóa giữa các đối tác Việt Nam cũng như nước ngoài theo các hợp đồng;
  • Nhận gia công hay lắp ráp các sản phẩm cho đối tác nước ngoài;
  • Đại lý mua bán cho đối tác người nước ngoài tại thị trường Việt Nam.

Những đối tượng được đăng ký thành lập

  • Cá nhân là người Việt Nam và không sử dụng nguồn vốn nước ngoài trong việc kinh doanh thì được phép kinh doanh tất cả các loại ngành nghề ngoại trừ các loại hàng hóa trong danh mục cấm.
  • Đối với các cá nhân sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của thương nhân.

Điều kiện thành lập

  • Có giấy phép của Bộ Công thương hoặc Bộ quản lý chuyên ngành.
  • Đảm bảo các quy định về việc kiểm dịch nếu hàng hóa chính là động thực vật cũng như đảm bảo được quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm dưới sự kiểm tra của cơ quan nhà nước.

 

 

Để lại một bình luận