Một doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều mã ngành nghề để tránh phải thêm hoặc thay đổi giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, đi kèm với nó là những nhược điểm khiến doanh nghiệp mắc lỗi về việc kinh doanh, sản xuất,…
Đọc thêm: Quy định pháp luật về vốn điều lệ doanh nghiệp
Đọc thêm: Thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nội theo quy định năm 2020
1. Đăng ký mã ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp:
Doanh nghiệp trước khi thành lập phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh thực hiện theo quy định Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp:
- Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp cá nhân hoặc tổ chức lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Hệ thống mã ngành nghề kinh tế Việt Nam được quy định tại Phụ lục I Quyết định 27/2018/QĐ-TTg và nội dung hoạt động từng ngành nghề được hướng dẫn tại Phụ lục II Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. ( Tra cứu tại: Tra cứu mã ngành, nghề kinh tế )
2. Nên đăng ký nhiều mã ngành nghề kinh doanh không?
– Đăng ký nhiều ngành nghề để tránh thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh là một quyết định không đúng bởi theo luật doanh nghiệp 2014 quy định về ngành nghề kinh doanh:
- Ngành nghề kinh doanh của công ty không hiển thị trên Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp nhưng vẫn được Phòng Đăng ký Kinh doanh ghi nhận trên Giấy xác nhận thông tin doanh nghiệp và niêm yết công khai trên cổng thông tin doanh nghiệp Quốc gia.
- Việc đăng ký nhiều ngành nghề sẽ dẫn đến Công ty không được chuyên nghiệp và bị loãng, không tạo được niềm tin cho khách hàng.
– Đăng ký nhiều ngành nghề nhưng chủ doanh nghiệp lại không biết lĩnh vực nào được phép kinh doanh. Ví dụ: xuất hóa đơn khi chưa đăng ký kinh doanh, chưa đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh,… Doanh nghiệp nên đăng ký đúng ngành nghề kinh doanh mà mình mong muốn.
– Không nên đăng ký nhiều ngành nghề để tránh trường hợp khi pháp luật có thay đổi sẽ không đăng ký thêm được:
- Doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện pháp luật mới được kinh doanh;
- Có một số ngành nghề phải có vốn pháp dịnh hoặc có chứng chỉ hành nghề mới được phép hoạt động kinh doanh.
– Không tìm được mã ngành tương ứng mà nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn các ngành nghề có tính hơi giống với ngành nghề đăng ký. Vì vậy, doanh nghiệp đã mắc phải lỗi trong đăng ký. Nếu có thanh tra hoặc kiểm tra mà doanh nghiệp không đáp ứng đủ các điều kiện thì doanh nghiệp đã vi phạm pháp luật.