Thẩm quyền và biện pháp xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc.

Thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả.

Thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm QTG đối với tác phẩm kiến trúc được quy định tại điều 200, LSHTT sửa đổi, bổ sung năm 2009. Theo đó, những cơ quan sau có thẩm quyền xử lý vi phạm: Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp. Trong phạm vi,thẩm quyền của mình, các cơ quan trên thực hiện các biện pháp xử lý hành chính, dân sự, hình sự, các biện pháp quản lý xuất nhập khẩu, các biện pháp hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Quyền yêu cầu xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc.

QTG đối với tác phẩm kiến trúc là một loại quyền đối với tài sản. Khi tài sản bị xâm phạm thì người đầu tiên có quyền bảo vệ tài sản, yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm tài sản của mình. Người nắm giữ quyền đối với tác phẩm kiến trúc là chủ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận. Ngoài còn có các chủ thể khác (bên nhận chuyển quyền sử dụng) có thể cùng lúc sử dụng tác phẩm nên việc một chủ thể thực hiện hành vi vi phạm QTG đối với tác phẩm kiến trúc sẽ gây thiệt hại không chỉ cho chủ sở hữu mà còn cho những người đang được chủ sở hữu cho phép sử dụng một cách hợp pháp. Bởi vậy, những người này cũng có quyền ngăn cấm người khác sử dụng tác phẩm mà họ đang được quyền sử dụng.

Xem thêm: Những lưu ý khi đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm kiến trúc.

Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả.

Biện pháp dân sự.

Do bản chất của quan hệ pháp luật QTG đối với tác phẩm kiến trúc là quyền dân sự nên biện pháp dân sự là phù hợp nhất để xử lý hành vi vi phạm QTG đối với tác phẩm kiến trúc. Trình tự, thủ tục xử lý hành vi vi phạm QTG đối với tác phẩm kiến trúc bằng biện pháp dân sự được quy định theo nguyên tắc những nội dung đặc thù liên quan trực tiếp đến QSHTT được quy định cụ thể trong Luật SHTT; những thủ tục, trình tự chung thì áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự chung. Pháp luật về xử lý hành vi vi phạm QTG đối với tác phẩm kiến trúc bằng biện pháp dân sự quy định về những vấn đề như thẩm quyền áp dụng biện pháp dân sự để xử lý hành vi phạm QTG đối với tác phẩm kiến trúc được pháp luật quy định cho hệ thống toà án nhân dân; các biện pháp xử lý (Điều 202, LSHTT sửa đổi, bổ sung 2009), quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự (Điều 184, BLDS 2015), nguyên tắc xác định thiệt hại do hành vi vi phạm QTG đối với tác phẩm kiến trúc (Điều 585 BLDS 2015), căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại (Điều 589, điều 592 BLDS 2015), quyền yêu cầu toà án án dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cách thức xử lý khi huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Biện pháp hành chính.

Pháp luật về xử lý hành vi vi phạm QTG đối với tác phẩm kiến trúc án bằng biện pháp hành chính quy định về những vấn đề như thẩm quyền xử lý bằng biện pháp hành chính đối với hành vi xâm phạm: Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp, Công an kinh tế… (điều 200, LSHTT sửa đổi, bổ sụng 2009). Mặc dù đã có sự phân định thẩm quyền của các cơ quan thực thi hành chính trong hoạt động xử lý hành vi vi phạm QTG đối với tác phẩm kiến trúc nhưng với thực tế là có rất nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền xử lý xâm phạm thì rất cần thiết phải có cơ chế điều chỉnh mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan này nhằm tránh được tình trạng chồng chéo trong hoạt động đồng thời các cơ quan hỗ trợ được nhau trong quá trình xử lý hành vi xâm phạm. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được gồm có hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung.

Biện pháp hình sự.

Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm QTG tác phẩm kiến trúc trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm QTG tác phẩm kiến trúc bằng biện pháp hành chính khi phát hiện hành vi xâm phạm có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Trong trường hợp vụ việc đã được cơ quan tiến thành tố tụng hình sự thụ lý nhưng sau đó lại quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Thẩm quyền xử lý hình sự hành vi vi phạm QTG tác phẩm kiến trúc được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự.

Kết luận

Hiện tại, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa quy định cụ thể về hành vi xâm phạm bản quyền đối với tác phẩm kiến trúc. Ngoài ra hai khái niệm “tác phẩm kiến trúc” và “công trình xây dựng” cũng chưa được làm rõ. Bởi lẽ, tắc phẩm kiến trúc là một bản vẽ từ ý tưởng của tác giả, còn công trình xây dựng là công trình đã hoàn thiện dựa trên bản vẽ kiến trúc và sự kết hợp của nhiều yếu tố. Việc “đánh cắp” bản thiết kế có thể đánh cắp qua hình ảnh, kết cấu của công trình và ngược lại. Điều này dẫn đến khó khăn khi xác định và xử lý hành vi vi phạm.

Trên đây là những tư vấn chung dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi, để nhận được sự hỗ trợ trong từng trường hợp cụ thể vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây.

LNP LAW

‣ Address: No. 225A Nguyen Ngoc Vu, Trung Hoa, Cau Giay, Ha Noi.
‣ Email: lawyer@lnplegal.com
‣ Tel: 024 6329 2936
‣ Hotline: 0832929912
‣ Website: lnplegal.com – luatsutuvanluat.com
‣ Linkedin: linkedin.com/company/lnplegal
lawfirmvietnam.com – fdivietnam.net #foreigninvestors #vietnam

Để lại một bình luận