Tại sao pháp luật quy định một số ngành nghề phải đáp ứng các điều kiện nhất định để được đầu tư kinh doanh? Làm thế nào để biết ngành nghề dự định kinh doanh có điều kiện hay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Đọc thêm: DANH MỤC ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐTNN THEO HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ TOÀN DIỆN ASEAN (ACIA)
Đọc thêm: Điều kiện người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam
1. Quy định pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện
1.1 Khái niệm ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc hoạt động đầu tư kinh doanh phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
Ví dụ: Kinh doanh chứng khoán, kinh doanh dịch vụ Logistics,…
1.2 Văn bản pháp luật quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
– Luật đầu tư năm 2014.
– Luật doanh nghiệp năm 2014.
– Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
2. Các điều kiện cần đáp ứng khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện
Tổ chức, cá nhân cần đáp ứng các yêu cầu tương ứng trong pháp luật để được kinh doanh ngành nghề có điều kiện
– Được cấp Giấy phép kinh doanh (giấy phép con): là các loại giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép tiến hành hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ điều kiện phù hợp.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh: Chủ thể được phép tiến hành kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đã đăng ký sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
– Chứng chỉ: Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cá nhân có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc Hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền.
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: là loại bảo hiểm bảo vệ doanh nghiệp trước trách nhiệm phát sinh từ các hoạt động ngành nghề.
Ví dụ: Tổ chức hành nghề luật sư, môi giới bảo hiểm,…
– Các điều kiện khác mà chủ thể phải đáp ứng khi tham gia hoạt động kinh doanh mà không thể hiện dưới hình thức văn bản.
3. Một số trường hợp cụ thể:
Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Mục lục IV luật đầu tư 2020 như sau: Dịch vụ kinh doanh bảo hiểm, hành nghề luật sư, kinh doanh bất động sản,…
Trong trường hợp kinh doanh môi giới bất động sản là tổ chức, cá nhân sẽ bao gồm những điều kiện và thủ tục sau:
– Điều kiện: Phải thành lập doanh nghiệp và ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
– Thủ tục thành lập công ty kinh doanh môi giới bất động sản như sau:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp phải đảm bảo góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn theo đúng quy định, duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn 20 tỷ đồng);
+ Điều lệ công ty;
+ Giấy phép kinh doanh;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đối với tổ chức;
+ Giấy tờ chứng thực cá nhân.