Nhóm hàng hoá và dịch vụ trong đăng ký nhãn hiệu

Người đăng ký nhãn hiệu cần lưu ý lựa chọn nhóm hàng hoá/dịch vụ phù hợp với nhãn hiệu mình đăng ký. Việc lựa chọn nhóm phải chính xác ngay từ bước tra cứu nhãn hiệu cho đến soạn thảo hồ sơ đăng ký.

Bài viết liên quan

Khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn phải xác định cụ thể dịch vụ, sản phầm của nhãn hiệu thuộc nhóm nào. Nhóm hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu không phải là danh mục nhóm ngành đăng ký kinh doanh mà dựa trên bảng phân loại hàng hoá dịch vụ do Cục Sở hữu trí tuệ công bố.

Căn cứ pháp lý

– Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009.

– Thông báo số 13234/TB-SHTT.

Bảng phân loại Nice

Bảng phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ dùng cho đăng ký nhãn hiệu, được gọi tắt là Bảng phân loại Nice, được thiết lập theo Thoả ước Nice ký năm 1957 và được quản lý bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Việt Nam hiện nay là thành viên WIPO nên áp dụng Bảng phân loại Nice để phân loại hàng hoá dịch vụ trong việc đăng ký nhãn hiệu. Đây là công cụ phân nhóm hàng hoá và dịch vụ thống nhất trên toàn cầu.

Bảng phân loại danh mục hàng hoá dịch vụ

Trong Thông báo số 13234/TB-SHTT ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Cục Sở hữu trí tuệ Về việc thống nhất áp dụng bảng tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hoá/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2019. Cục sở hữu trí tuệ đã công bố Bảng phân loại quốc tế danh mục hàng hoá và dịch vụ NI-XƠ Phiên bản 11 – 2019. Trong đó quy định rõ nhóm hàng hoá, dịch vụ; số lượng nhóm và cách phân nhóm. Lưu ý Bảng phân loại do Cục Sở hữu trí tuệ công bố là phiên bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt của Bảng phân loại Nice.

Nội dung bảng phân loại

Số lượng nhóm

Mục lục của Bảng phân loại Nice phiên bản 11 – 2019 liệt kê 45 nhóm danh mục hàng hoá và dịch vụ được phân loại để đăng ký nhãn hiệu.

Nhóm hàng hoá

Từ Nhóm 01 đến Nhóm 34 là nhóm các hàng hoá đối với đăng ký nhãn hiệu. Nhóm hàng hoá gồm một số sản phẩm sau:

Nhóm 04

Dầu và mỡ công nghiệp; Chất bôi trơn; Chất để thấm hút, làm ướt và làm dính bụi; Nhiên liệu (kể cả xăng dùng cho động cơ) và vật liệu cháy sáng; Nến, bấc dùng để thắp sáng.

Nhóm 07

Máy và máy công cụ; Ðộng cơ và đầu máy (trừ loại động cơ dùng cho các phương tiện giao thông trên bộ); Các bộ phận ghép nối và truyền động (không dùng cho các phương tiện giao thông trên bộ); Nông cụ (không thao tác thủ công); Máy ấp trứng; Máy bán hàng tự động.

Nhóm 34

Thuốc lá; Vật dụng cho người hút thuốc; Diêm. Trong nhóm 34 có các hàng hoá như: gạt tàn dùng cho người hút thuốc; thuốc lá điếu; thuốc lá điện tử.

Nhóm dịch vụ

Gồm các nhóm từ 35 đến 45 trong đó một số dịch vụ như

Nhóm 36

Bảo hiểm; Tài chính; Tiền tệ; Bất động sản

Nhóm 37

Xây dựng; Sửa chữa; Lắp đặt. Nhóm 37 gồm các dịch vụ như làm sạch xe cộ; cho thuê thiết bị xây dựng.

Lưu ý

Cần xem xét các hàng hoá, dịch vụ được liệt kê cụ thể trong từng nhóm để xác định chính xác nhãn hiệu đăng ký thuộc nhóm nào. Không dựa vào tên nhóm để làm căn cứ lựa chọn.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Nhãn hiệu:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com

Để lại một bình luận