Nhãn hiệu trùng tương tự gây nhầm lẫn trong bảo hộ nhãn hiệu

Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, một số nhãn hiệu bị Cục sở hữu trí tuệ từ chối. Một trong những lý do bị từ chối đơn là vì nhãn hiệu mang dấu hiệu trùng, tương tự gây nhầm lẫn. 

Bài viết liên quan

Đọc thêm: Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự được hiểu thế nào?

Đọc thêm: Các tiêu chí đánh giá khả năng phân biệt nhãn hiệu

1.Thế nào là nhãn hiệu trùng, tương tự gây nhầm lẫn?

 1.1.Nhãn hiệu trùng:

Nhãn hiệu bị coi là trùng nếu nhãn hiệu đó giống hệt với nhãn hiệu khác về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa hoặc hình thức thể hiện.

   Ví dụ: Trường Food và Điệp Đào đều kinh doanh sản phẩm thịt chua và đều lấy nhãn là Thịt chua Phú Thọ.

1.2. Nhãn hiệu tương tự:

Nhãn hiệu bị coi là trùng nếu nhãn hiệu đó gần giống với nhãn hiệu khác về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa hoặc hình thức thể hiện.

   Ví dụ: TIPO với TIPPO. Đều là sản phẩm bánh. Đều dùng màu sắc vàng đỏ trên nhãn. Cấu trúc chữ cũng gần giống nhau.

nhan hieu trung tuong tu

2. Cách tra cứu nhãn hiệu tránh nhãn hiệu trùng, tương tự gây nhầm lẫn: 

 Để có thể kiểm tra thông tin nhãn hiệu có sự tương tự, trùng lặp hay dễ gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ trước đó hoặc đang trong quá trình đăng ký bảo hộ thì việc tra cứu nhãn hiệu là hoàn toàn cần thiết và đặc biệt quan trọng.

   Hiện nay có 02 cách tra cứu nhãn hiệu:

Cách 01: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

   Bước 1: Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu:   http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.

   Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm (nếu làn nhãn chữ).

   Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).

   Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ.

  Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.

*Ví dụ:

   – Truy cập vào địa chỉ tra cứu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.

   – Nhập vào ô nhãn hiệu tìm kiếm “ông giáo”: kinh doanh sản phẩm tôm, thịt (vì là nhãn chữ).

   – Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ hàng hóa “nhóm 29” (nhóm 29 chủ yếu gồm thực phẩm có nguồn gốc động vật, cũng như thực phẩm có nguồn gốc thực vật và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được chế biến hoặc bảo quản để tiêu dùng).

   – Click vào nút tìm kiếm.

 

Cách 02: Tra cứu nhãn hiệu nâng cao:

   Tra cứu nhãn hiệu nâng cao được hiểu là việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện với sự “trợ giúp” của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

   Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu nâng cao, khách hàng sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với một chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Để lại một bình luận