Nhãn hiệu nổi tiếng và tiêu chí đánh giá

Chủ sở hữu có quyền sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng của mình; có quyền yêu cầu bất kỳ người nào xâm chấm dứt hành vi xâm phạm và yêu cầu đối với bất kỳ thiệt hại nào.

Bài viết liên quan

Đọc thêm: Những loại nhãn hiệu nào có thể đăng ký độc quyền

Đọc thêm: các loại nhãn hiệu

nhan hieu noi tieng

1. Nhãn hiệu nổi tiếng 

   Theo khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.

   Có thể nói đây chính là biểu tượng cho danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp. Và thường nó là tài sản có giá trị rất lớn. Nhãn hiệu được người tiêu dùng nhận biết rộng rãi và tín nhiệm cao thì sẽ có lợi thế kinh doanh rất lớn.

Ví dụ: Nhắc đến Apple người tiêu dùng sẽ biết ngay là nhãn hiệu dùng cho sản phẩm điện thoại thông minh…

2. Tiêu chí đánh giá

   Theo Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ: “Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng :

– Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

– Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

– Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

– Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

– Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

– Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

– Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

3. Thời hạn bảo hộ

     Không xác định thời hạn. Đến khi nhãn hiệu không còn đáp ứng được các tiêu chí đánh giá nữa.

 

Để lại một bình luận