Thành lập doanh nghiệp nên lựa chọn Công ty TNHH hay Công ty cổ phần?

Hiện nay, có rất nhiều loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên không phải nhà “start-up” nào cũng sẽ lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp. Họ nên lựa chọn công ty cổ phần hay công ty TNHH khi thành lập doanh nghiệp?

Bài viết liên quan

 

Đọc thêm: Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay theo quy định của pháp luật

Đọc thêm: So sánh ưu nhược điểm của công ty cổ phần và công ty TNHH

1. Khái niệm:

– Công ty TNHH một thành viên: là công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Từ đó, chủ sở hữu sẽ là người chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý của Công ty.

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên: có thể là tổ chức, cá nhân và số lượng thành viên không vượt quá 50 người.

– Công ty cổ phần: là một loại doanh nghiệp có vốn được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần, đặc biệt là cổ phần được quyền chào bán. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông không dưới 03 người và không hạn chế số lượng tối đa.

thanh lap doanh nghiep

2. Thành lập doanh nghiệp nên lựa chọn loại Công ty TNHH hay Công ty cổ phần?

Tiêu chí Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty cổ phần
Góp vốn khi thành lập Công ty Góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày. Góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày. Được đa số thành viên còn lại tán thành. Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua
Cấu trúc vốn Chủ sở hữu công ty góp vốn để làm vốn điều lệ công ty Thành viên công ty góp vốn trong phạm vi đã cam kết khi thành lập công ty Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Huy động vốn Huy động vốn thông qua vay nợ hoặc phát hành trái phiếu. Không được phát hành cổ phiếu. huy đông vốn thông qua vay nợ phát hành trái phiếu, tiếp nhận thêm thành viên công ty. Không được phát hành cổ phiếu Được phát hành cổ phiếu, vay nợ, phát hành trái phiếu. (có khả năng huy động vốn cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp)
Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Cá nhân làm chủ sở hữu: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc).

Tổ chức làm chủ sở hữu (1 trong 2 mô hình):

– Chủ tịch Công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Chủ tịch Công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát Cơ cấu của Công ty cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Để lại một bình luận