Quyền tác giả là một chế định pháp luật trong đó tập hợp các quy định cụ thể về việc bảo hộ các sáng tạo văn học và nghệ thuật của các tác giả, nghệ sỹ và các nhà sáng tạo khác – sau đây gọi là “tác phẩm”. Theo quy định, các tác phẩm đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả là các sáng tạo gốc. Chúng được bảo hộ bất kể chất lượng của chúng và bao gồm cả những hướng dẫn kỹ thuật và hình vẽ kỹ thuật đơn thuần.
Trong trường hợp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả nhưng vì lý do khách quan, chủ sở hữu làm mất, làm rách nát giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, chỉ cần tới Cục bản quyền tác giả thực hiện thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận, cụ thể như sau:
Các Bước thực hiện khi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bị mất
Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp lại GCNDK quyền tác giả
– Nộp trực tiếp tại Cục bản quyền tác giả
– Nộp hồ sơ qua đường bưu điện
Bước 2: Cục bản quyền tác giả tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Căn cứ pháp lý:
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009;
Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Xem thêm: Giải quyết tranh chấp bản quyền phần mềm
Xem thêm: Đăng ký độc quyền bản quyền phần mềm
Xen thêm:Thủ tục đăng ký độc quyền logo