Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu

Tranh chấp nhãn hiệu là một trong những điều không thể thiếu tong quá trình tham gia vào hoạt động sở hữu trí tuệ. Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu là việc làm vô cùng cần thiết của các doanh nghiệp

Bài viết liên quan

Tranh chấp nhãn hiệu là gì ?

Tranh chấp nhãn hiệu là những mâu thuẫn, bất hòa và xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều bên liên quan đến một hoặc nhiều nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mà trong đó các bên cho rằng nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của mình và việc sử dụng nhãn hiệu của bên kia đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Phân loại tranh chấp nhãn hiệu thường xảy ra:

– Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.

– Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

– Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ

– Tranh chấp về thừa kế tài sản.

– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai

– Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

– Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

– Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

– Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

– Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”

Các phương pháp giải quyết tranh chấp nhãn hiệu

– Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng biện pháp hòa giải, thương lượng: Khi bị xâm phạm về quyền và lợi ích đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ của mình, bên bị xâm phạm có quyền yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt các hành vi vi phạm và bồi thường các thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

– Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng việc khởi kiện ra tòa án diễn ra khi hai bên không thể thương lượng hòa giải, thì bên bị xâm phạm có quyền khởi kiện bên xâm phạm ra Tòa án theo luật tố tụng dân sự. Một số tài liệu cần chuẩn bị cho việc khởi kiện. Bạn có thể nhờ luật sư giải quyết tranh chấp và tư vấn khởi kiện

+ Bản gốc Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc bản sao có công chứng, hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp văn bằng bảo hộ.

+ Chứng cứ chứng minh đã có hành vi vi phạm xảy ra.

+ Bản sao Thông báo của bên bị xâm phạm cho bên có hành vi vi phạm, trong đó đã ấn định thời hạn hợp lý để bên này chấm dứt hành vi vi phạm và chứng cứ chứng minh các bên này không chấm dứt hành vi vi phạm của mình.

+ Chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt trong trường hợp bên bị xâm phạm đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp này.

Lời khuyên: Chúng tôi khuyên bạn hãy đăng ký thương hiệu của mình càng sớm càng tốt, để được tư vấn đăng ký thương hiệu.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Sở hữu Trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009;

– Luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung 2015;

– Luật  Khiếu nại 2011;

– Luật Tố cáo 2011;

– Luật Cạnh tranh 2014;

– Thông tư 01/2007/TT-BKHCN năm 2007 của Bộ Khoa học Công nghệ;

– Các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Để lại một bình luận