Đăng ký nhãn hiệu tại US

Việt Nam đang trong đà hội nhập quốc tế, rất nhiều doanh nghiệp cũng như thương hiệu Việt Nam vươn ra thế giới ngày càng phát triển. Tuy nhiên, việc phát triển ở quốc tế không phải điều đơn giản nhất là trong việc bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu riêng của mình. Để nhãn hiệu Việt Nam được thế giới công nhận và bảo hộ ở các quốc gia, chúng ta cần làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Vậy cần làm khi khi đăng ký nhãn hiệu tại US

Bài viết liên quan

Đăng ký nhãn hiệu tại US

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được xác định là một trong những dấu hiệu hữu hình dùng để phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ giống nhau của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại khác nhau. Nhãn hiệu bao gồm hai loại là nhãn hiệu dịch vụ và nhãn hiệu hàng hóa, có thể là các hình ảnh, chữ viết, biểu tượng hoặc là sự kết hợp của các yếu tố trên được thể hiện bằng màu sắc (một hoặc nhiều màu sắc khác nhau). Như vậy, mỗi cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại sẽ có nhãn hiệu riêng của mình và những nhãn hiệu này được xác định là một trong những tài sản sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại US.

  1. Đơn đăng ký tại US;
  2. Thông tin của người nộp đơn;
  3. Mẫu nhãn hiệu;
  4. Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký;
  5. Giấy ủy quyền;
  6. Phí, lệ phí.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại US

  • Thẩm định viên của Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Liên bang Mỹ USPTO (United States Patent and Trademark Office) sẽ tiến hành thẩm định khả năng đăng ký của nhãn hiệu tại Mỹ. Nếu không có bất kỳ sửa đổi, bổ sung hay phản đối nào của thẩm định viên đưa ra trong thời hạn thẩm định, đơn sẽ được chuyển sang công bố trên công báo sở hữu công nghiệp để bất kỳ bên thứ ba nào có quyền và lợi ích liên quan có thể phản đối việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
  • Nếu không có đơn phản đối, nhãn hiệu nộp đơn trên cơ sở nhãn hiệu đã sử dụng tại Mỹ hoặc nhãn hiệu đã đăng ký tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận) sẽ được cấp giấy chứng nhận.
  • Những đơn nộp trên cơ sở nhãn hiệu đã nộp tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận) sẽ được cấp văn bằng khi và chỉ khi đơn đó đã được cấp chứng nhận tại nước nộp đơn cơ sở.
  • Nếu đơn nộp trên cơ sở dự định sử dụng tại Mỹ, cơ quan đăng ký Mỹ sẽ ra một thông báo về việc chấp nhận đơn. Người nộp đơn theo đó sẽ có thời hạn tối đa là 3 năm để nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu được nộp và được cơ quan đăng ký chấp thuận trong thời hạn nộp đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp bằng.

Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ thông qua thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid

  • Việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ thông qua thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid (gồm Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid), cụ thể như sau:
  • Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại Mỹ theo Nghị định thư Madrid phải trùng với nhãn hiệu trong đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp tại Việt Nam hoặc
  • Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại Mỹ theo Thỏa ước Madrid phải trùng với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp tại Việt Nam.
  • Người nộp đơn phải nộp tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ; Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (đơn đăng ký phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp).
  • Trong tờ khai cần chỉ rõ Mỹ là nước mà người nộp đơn muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Cần điền chính xác, đầy đủ thông tin vào các mục dành cho người nộp đơn và phải gắn kèm các mẫu nhãn hiệu đúng như mẫu nhãn hiệu đã được nộp đơn hoặc đăng ký tại Việt Nam.
  • Người nộp đơn phải thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế và phải nộp thêm các khoản lệ phí, phí liên quan theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ và có trách nhiệm nộp các khoản lệ phí phát sinh liên quan đến sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu do việc khai báo các thông tin không chính xác hoặc không thống nhất theo thông báo của Văn phòng quốc tế.

Nên đăng ký trực tiếp tại USPTO hay đăng ký thông qua Hệ thống Madrid?

Việc lựa chọn đăng ký trực tiếp hay đăng ký thông qua hệ thống Madrid cần được xem xét dựa trên việc cân nhắc giữa các yếu tố như chi phí, thời gian, sự khác biệt về các thủ tục như sửa đổi, gia hạn, chuyển nhượng nhãn hiệu,…

Nhìn chung, đăng ký nhãn hiệu thông qua Hệ thống Madrid có chỉ định Mỹ có thể tiết kiệm chi phí hơn trong một số trường hợp nhất định nhưng cũng có thể gặp phải những khó khăn khác trong quá trình đăng ký. Ví dụ, nếu một nhãn hiệu có thể bị coi là có tính mô tả (descriptive) và dễ bị từ chối bởi USPTO thì nên đăng ký trực tiếp tại USPTO. Khi đó, khả năng đăng ký sẽ được mở rộng hơn bởi nhãn nộp trực tiếp có quyền được đăng ký vào sổ đăng ký thứ 2 (Supplemental Register).

Thời hạn đăng ký nhãn hiệu tại US

Thời gian đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ kể từ khi nộp đơn đến khi cấp văn bằng phụ thuộc vào cơ sở nộp đơn và xét nghiệm đơn.

Thông thường, thời hạn từ khi nộp đơn cho đến khi cấp Văn bằng bảo hộ là khoảng 18-24 tháng.

Tuy nhiên thời gian nói trên không bao gồm thời gian bổ sung các công văn giấy tờ thiếu xót (nếu có) và các khiếu nại trong quá trình nộp đơn (các công văn hay các đơn từ khiếu nại phải có xác nhận của cơ quan đăng ký nhãn hiệu Mỹ xác nhận).

Ngoài ra thời gian có thể có thời gian còn phụ thuộc tiến trình xét nghiệm của cơ quan đăng ký nhãn hiệu Mỹ, và thời gian để người nộp đơn sửa chữa, bổ sung những thiếu sót về mặt hình thức của đơn đăng ký hoặc có công văn khiếu nại đối với Thông báo xét nghiệm nội dung không hợp lý của cơ quan đăng ký nhãn hiệu Mỹ.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu tại US

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần liên tục, mỗi lần 10 năm.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về đăng ký nhãn hiệu tại US. Mọi thắc mắc và yêu cầu tư vấn xin liên hệ qua:

 

Để lại một bình luận