Đăng ký nhãn hiệu tại Đức

Đăng ký nhãn hiệu tại Đức giúp bảo hộ nhãn hiệu tại Đức theo đó chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và chỉ được độc quyền khi được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Bài viết liên quan

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của đơn vị kinh doanh này với đơn vị kinh doanh khác. Nhãn hiệu có thể là chữ có nghĩa, chữ tự tạo, logo hoặc kết hợp cả logo và chữ viết.

Nhãn hiệu tại Đức

Nhãn hiệu, theo quy định của luật nhãn hiệu Đức: nhãn hiệu dùng để nhận biết hàng hóa, dịch vụ của các thương nhân riêng biệt. Các dấu hiệu phù hợp với việc phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác thì có đủ khả năng để được bảo hộ và đăng ký nhãn hiệu tại Đức.

Các dấu hiệu được coi là nhãn hiệu tại Đức có thể là: các từ, chữ cái, số , hình ảnh, hoặc thậm chí cả màu sắc và âm thanh. tất cả các đối tượng này đều có thể đăng ký nhãn hiệu tại Đức

Một nhãn hiệu được bảo hộ tại Đức khi nó được ghi nhận trong sổ đăng ký của cơ quan Sáng chế – Nhãn hiệu Đức. Đôi khi, một nhãn hiệu cũng được bảo hộ tại Đức thông qua quá trình sử dụng rộng rãi trong thương mại của nhãn hiệu đó tại Đức hoặc một nhãn hiệu đã nổi tiếng.

Việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Đức sẽ giúp cho chủ sở hữu nhãn hiệu tại quốc gia này có độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó cho các sản phẩm/ dịch vụ đã đăng ký kèm theo. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể bán hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu của họ bất cứ khi nào cũng như có thể chuyển giao/ chuyển nhượng cho bên thứ ba khác tại Đức.

Một nhãn hiệu khi đã được đăng ký và công nhận tại Đức sẽ có hiệu lực mãi mãi với điều kiện chủ nhãn hiệu nộp phí gia hạn hiệu lực sau mỗi 10 năm.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Đức

Có 2 cách để tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Đức:

  • Đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Đức
  • Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thống qua nghị định thư Madrit, do cả 3 nước này đều là thành viên của Nghị định thư Madrit.

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua Nghị định thư Madrit chỉ phải nộp một đơn nhãn hiệu quốc tế. Người nộp đơn có thể chỉ định đăng ký nhãn hiệu tại nhiều quốc gia khác nhau do đó tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc nộp đơn nhãn hiệu ở nhiều quốc gia.

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế theo Nghị định Thư Madrid ngay sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam, mà không bắt buộc phải đợi đến thời điểm nhãn hiệu đó được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Do đó, trong trường hợp Nhãn hiệu bị từ chối tại Việt Nam, thì đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ bị hủy (ngay cả khi đã đăng ký quốc tê thành công). Cần chắc chắn rằng, nhãn hiệu sẽ được đăng ký tại Việt Nam để đăng ký quốc tế không bị vô hiệu.

Trường hơp nhãn hiệu bị từ chối ở Việt Nam, Đơn đăng ký sẽ được chuyển đổi thành đơn đăng ký quốc gia, mà không ảnh hưởng đến ngày nộp đơn gốc.

Trình tự nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký được nộp cho Văn phòng quốc tế WIPO thông qua Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng nhãn hiệu quốc tế trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 2: Thẩm định hình thức

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, WIPO sẽ kiểm tra tính hợp lệ về hình thức của đơn trong thời hạn từ 2-4 tháng. Nếu đơn đáp ứng được các điều kiện về mặt hình thức thì đơn quốc tế sẽ được công bố trên công báo của WIPO số gần nhất.

Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu tại các nước được chỉ định:

WIPO gửi thông báo về đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tới quốc gia được người nộp đơn chỉ định (Đức), cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu của nước đó sẽ tiến hành thẩm định hình thức và nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy chế đăng ký nhãn hiệu.

Thông thường thời hạn kiểm tra này sẽ kéo dài là 12 tháng hoặc 18 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của WIPO.

Trong trường hợp việc từ chối bảo hộ được đưa ra dưa trên đơn phản đối của bất cứ bên thứ ba nào khác thì thời hạn nêu trên có thể kéo dài. Văn phòng quốc gia của quốc gia được chỉ định phải thông báo về thời hạn phản đối đơn cho WIPO để xác định thời hạn ra thông báo cuối cùng.

Trong trường hợp, cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia xét thấy nhãn hiệu đáp ứng đầy đủ điều kiện để bảo hộ, sẽ ra thông báo chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế.

Trường hợp, nhãn hiệu yêu cầu đăng ký không đáp ứng đầy đủ các điều kiện đăng ký nhãn hiệu, cơ quan đăng ký quốc gia sẽ ra quyết định từ chối.

*Lưu ý:

Mọi thư từ, giao dịch liên quan đến đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu đều được thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thông báo kịp thời các yêu cầu của người nộp đơn cho Văn phòng quốc tế và ngược lại.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (phải làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp);
  • Tờ khai;
  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Các tài liệu liên quan;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Thời hạn bảo hộ của đơn quốc tế:

Sau khi được chấp nhận bảo hộ, thời hạn bảo hộ sẽ có hiệu lực là 10 năm tính từ ngày nộp đơn quốc tế. Nhãn hiệu có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần và mỗi lần là 10 năm.

Phí đăng ký nhãn hiệu quốc tế:

  • Phí nộp đơn đăng kỹ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ;
  • Phí nộp đơn quốc tế theo bảng phí của WIPO:
    • Phí cơ bản phụ thuộc vào nhãn hiệu được đăng ký: nhãn hiệu màu hay không màu.
    • Phí bổ sung cho mỗi nhóm hàng hóa/dịch vụ: Được tính dựa trên số nhóm hàng hóa/dịch vụ cần đăng ký;
    • Phí bổ sung cho mỗi nước được chọn/chỉ định: phí này được tính dựa trên phí mà quốc gia được chỉ định.

Đồng tiền thanh toán chi phí đăng ký nhãn hiệu tại WIPO là đồng Franc Thụy Sĩ.

Hồ sơ cần cung cấp cho chúng tôi:

* Tên và địa chỉ của Người nộp đơn;

* Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký;

* Danh mục sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu;

Trên đây là nội dung chính chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Để được hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý, Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua thông tin phía dưới.

 

Để lại một bình luận