Việt Nam đang trong đà hội nhập quốc tế, rất nhiều doanh nghiệp cũng như thương hiệu Việt Nam vươn ra thế giới ngày càng phát triển. Tuy nhiên, việc phát triển ở quốc tế không phải điều đơn giản nhất là trong việc bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu riêng của mình. Để nhãn hiệu Việt Nam được thế giới công nhận và bảo hộ ở các quốc gia, chúng ta cần làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu như thế nào?
Đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được xác định là một trong những dấu hiệu hữu hình dùng để phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ giống nhau của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại khác nhau. Nhãn hiệu bao gồm hai loại là nhãn hiệu dịch vụ và nhãn hiệu hàng hóa, có thể là các hình ảnh, chữ viết, biểu tượng hoặc là sự kết hợp của các yếu tố trên được thể hiện bằng màu sắc (một hoặc nhiều màu sắc khác nhau). Như vậy, mỗi cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại sẽ có nhãn hiệu riêng của mình và những nhãn hiệu này được xác định là một trong những tài sản sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Các nước Châu Âu xây dựng hệ thống đăng ký nhãn hiệu riêng được gọi là nhãn hiệu cộng đồng hay còn gọi là CTM (viết tắt của Community Trade Mark).
Điều kiện về chủ thể có quyền nộp đơn
Cá nhân, pháp nhân là thành viên hoặc có nơi cư trú hoặc có trụ sở kinh doanh tại một trong các quốc gia là thành viên của Liên minh Châu Âu, Công ước Paris hoặc Hiệp định TRIPs;
Việt Nam là thành viên của Công ước Paris và Hiệp định TRIPs vì vậy mà các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam nếu có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu thì có thể nộp đơn tại EUIPO. Mặt khác, EU cũng là thành viên của Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu từ ngày 1/10/2004. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể chỉ định EU trong đơn đăng ký quốc tế. Lúc này việc đăng ký nhãn hiệu sẽ được tiến hành thẩm định theo quy định của CTM.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu.
- Đơn đăng ký CTM;
- Thông tin của người nộp đơn;
- Mẫu nhãn hiệu;
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký;
- Giấy ủy quyền;
- Phí, lệ phí.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu
Bước 1: Chuẩn bị và nộp đơn
Để đăng ký nhãn hiệu, trước tiên cần phải kiểm tra liệu nhãn hiệu đó đã bị đăng ký hay chưa. Việc tự kiểm tra được thực hiện trên trang dữ liệu của cục sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, còn có thể nhờ chuyên viên tư vấn để giúp họ tra cứu nhãn hiệu.
Đơn được nộp phải tuân thủ các quy định cụ thể trong luật. Khi người nộp đơn tiến hành nộp đơn, nhãn hiệu không được thay đổi và lệ phí đã nộp sẽ không được hoàn lại.
Bước 2: Giám định
Sau khi nộp đơn, người nộp đơn sẽ nhận được thông báo về việc giám định đơn trong 20 ngày kể từ ngày nộp đơn được ấn định. Nếu có căn cứ nào còn thiếu sót, người nộp đơn sẽ phải khắc phục trong thời hạn 2 tháng. Quá trình giám định sẽ hoàn tất khi có đủ căn cứ để kết luận, đơn đăng ký đã thỏa mãn các yêu cầu.
Bước 3: Công bố đơn
Nếu người giám định không phản đối, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được công bố trong 2 tháng (có thể gia hạn lên 3 tháng). Cục sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo đến người nộp đơn nếu có người phản đối đơn yêu cầu. Người nộp đơn có thể rút đơn hoặc bảo vệ đơn yêu cầu cho nhãn hiệu của mình.
Bước 4: Cấp văn bằng bảo hộ
Khi những ý kiến phản đối đơn yêu cầu được giải quyết và không có bất kì sự từ chối đơn đăng ký nào. Chủ thể có thẩm quyền sẽ ra quyết định công nhận sự bảo hộ cho nhãn hiệu. Người nộp đơn có thể nhận văn bằng bảo hộ sau khi thanh toán đầy đủ lệ phí.
Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu
Nhãn hiệu CTM có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Khi gia hạn, chủ sở hữu chỉ phải nộp lệ phí gia hạn mà không phải nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu. Mọi thắc mắc và yêu cầu tư vấn xin liên hệ qua:
- Địa chỉ: Tầng 4, Số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Email: luatsutuvanluat.info@gmail.com
- Số điện thoại: 024-63-2929-36
- Website: luatsutuvanluat.com