Trên thương trường hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều cửa hàng kinh doanh và các Công ty hoạt động dịch vụ ngày càng được phổ biến. Song song đó, việc tạo dựng và xác lập quyền Sở hữu nhãn hiệu hàng hóa cũng theo đó càng được chú trọng và mở rộng. Việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa là không bắt buộc. Tuy nhiên, tạo uy tín thương hiệu trên thị trường hoặc việc xem thương hiệu tạo dựng nên là một đứa con tinh thần, tài sản của mình thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là điều hết sức cần thiết.
Nhằm đơn giản hóa các quy định pháp luật về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho Qúy khách hàng, chúng tôi trân trọng giới thiệu đến Quý khách bài viết Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Nhãn hiệu hàng hóa là gì?
Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của đơn vị kinh doanh này với đơn vị kinh doanh khác. Nhãn hiệu có thể là chữ có nghĩa, chữ tự tạo, logo hoặc kết hợp cả logo và chữ viết.
Nhãn hiệu đăng ký tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có khả năng phân biệt hàng hoá,dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá,dịch vụ của chủ thể khác.
– Dấu hiệu cấu thành lên nhãn hiệu: Có thể cấu thành từ tên thương mại của nhãn hiệu, hoặc các từ, số mà doanh nghiệp cho là ý nghĩa, đại diện cho sản phẩm/dịch vụ của mình.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
Trình tự, thủ tục
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu hàng hóa
Nhãn hiệu hàng hóa (hình ảnh, tên thương hiệu) không được trùng, tương tự với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc trùng, tương tự với các nhãn hiệu nổi tiếng.
Doanh nghiệp có thể gửi mẫu nhãn hiệu kèm danh mục sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu bảo hộ cho văn phòng, công ty luật để biết được nhãn hiệu của doanh nghiệp dự định đăng ký có bị trùng hay gây nhầm lẫn hay không. Trên cơ sở đó được tư vấn, đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu.
Doanh nghiệp có thể tra cứu (có thu lệ phí) tại dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thuê dịch vụ tra cứu tại các văn phòng, công ty luật.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Doanh nghiệp sau khi chốt nhãn hiệu của mình sẽ kê khai hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Doanh nghiệp nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
- Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
- Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của chúng tôi gồm:
- Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam;
- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam;
- Chuẩn bị Đơn, ký đơn (với tư cách là đại diện được uỷ quyền của Khách hàng). Đi nộp Đơn tại Cục SHTT;
- Thông báo về việc nộp đơn với Khách hàng ngay sau khi nộp đơn;
- Nhận tất cả các Thông báo từ Cục SHTT liên quan đến đơn và thông báo đến Khách hàng;
- Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn (nếu có yêu cầu từ Cục SHTT);
- Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT (nếu Đơn bị từ chối bảo hộ);
- Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho Khách hàng;
- Tư vấn các quy chuẩn/tiêu chuẩn về chất lượng cho danh mục sản phẩm đăng ký của KHÁCH HÀNG.
Hồ sơ cần cung cấp cho chúng tôi:
* Tên và địa chỉ của Người nộp đơn;
* Mẫu nhãn hiệu hàng hóa dự định đăng ký;
* Danh mục sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu;
Trên đây là tư vấn sơ bộ chúng tôi về yêu cầu của Quý khách hàng. Xin chân thành cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.