“Công văn” có lẽ không còn xa lạ với mọi người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết vai trò, chức năng và khi nào thì chúng ta sử dụng công văn. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé
Khái niệm
Công văn là
+ hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
+ phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân. Thậm chí trong các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng phải soạn thảo và sử dụng để thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình
xem thêm: Thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ chiếu phim
xem thêm: Đăng ký thành lập công ty tại Hà Nội
Những yêu cầu khi soạn thảo công văn
– Chỉ chứa đựng một chủ đề
– Viết ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, ý tưởng phải sát với chủ đề.
– Dùng ngôn ngữ lịch sự, nghiêm túc, có sức thuyết phục cao.
– Có thể thức đúng quy định của pháp luật Nhà nước đặc biệt phải có trích yếu (theo bản điều lệ về công tác công văn giấy tờ của Hội đồng Chính phủ – Nghị định số 142-CP).
Bố cục thông thường
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa danh và thời gian gửi
+ Tên cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành
+ Chủ đề (cơ quan hoặc cá nhân).
+ Số và ký hiệu
+ Trích yếu nội dung.
+ Nội dung.
+ Chữ ký, đóng dấu.
+ Nơi gửi.
Quý doanh nghiệp tham khảo mẫu công văn chung TẠI ĐÂY