Thương hiệu là gì?
Theo quan điểm đơn giản nhất, thương hiệu là tất cả các dấu hiệu có thể tạo ra một hình ảnh riêng biệt cho hàng hóa, dịch vụ hay cho chính doanh nghiệp. Một thương hiệu có thể bao gồm cả nhãn hiệu, cũng có thể cả tên gọi hàng hóa, đôi khi chứa cả yếu tố kiểu dáng công nghiệp, hay bản quyền tác giả.
Theo tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, thương hiệu là một dấu hiệu, có thể hữu hình hay vô hình, đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Như vậy, tóm lại, thương hiệu có thể là bất cứ cái gì được gắn liền trên sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận biết rõ ràng với các sản phẩm hay doanh nghiệp cùng loại.
Bảo hộ thương hiệu là gì?
Bảo hộ thương hiệu là một hình thức mới của sản phẩm, được tập hợp từ những cảm nhận, các dấu hiệu nhận biết, các mối quan hệ, những trải nghiệm của khách hàng về một sản phẩm, một dịch vụ hay một doanh nghiệp với các khía cạnh: giá trị, mô tả nhận diện, cá tính.
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, thương hiệu là tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Việc đăng ký bảo hộ độc quyền về sở hữu trí tuệ là một yêu cầu rất cần thiết để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp cũng như giá trị của thương hiệu. Bài viết dưới đây sẽ giúp Qúy khách hàng nắm bắt được tổng thể các quy định liên quan đến Bảo hộ thương hiệu.
Thủ tục bảo hộ thương hiệu?
Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu, người nộp đơn có thể tiến hành tra cứu trên dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu cần đăng ký. Sau khi tra cứu đánh giá thương hiệu có khả năng cấp Văn bằng bảo hộ, người nộp đơn tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Người nộp đơn có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
Sau khi nộp đơn đăng ký thương hiệu, Cục sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của thương hiệu. Đây cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu. Chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức
Trong thời gian từ 01 đến 02 tháng Cục Sở hữu sẽ ra thông báo xét nghiệm hình thức của đơn. Xét nghiệm hình thức của đơn đảm bảo đơn đã được khai đúng. Xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ, tư cách pháp lý của chủ đơn. Xét nghiệm hình thức chưa là cơ sở xác định thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Thời gian thẩm định nội dung của thương hiệu: 09-12 tháng.
Nếu trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó.
Bước 5: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ
Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn thực hiện đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 2 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ.
Trường hợp đơn bị từ chối cấp bằng, chủ đơn xem xét nếu chưa thấy thỏa đáng làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.
Hồ sơ bảo hộ thương hiệu bao gồm:
– Đối với việc đăng ký bảo hộ thương hiệu trong nước:
+ Tờ khai đăng ký theo mẫu được quy định sẵn;
+ Mẫu nhãn hiệu dự định bảo hộ và các giấy tờ ủy quyền (nếu cần thiết);
+ Chứng từ nộp phí và lệ phí đăng kí.
– Đối với việc đăng ký bảo hộ thương hiệu quốc tế: các công ty, doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ cần hoàn thành những thủ tục hồ sơ đơn giản. Gồm 1 đơn đăng ký quốc tế theo mẫu kèm đánh dấu những quốc gia thành viên của tổ chức Madrid mà doanh nghiệp muốn bảo hộ, nộp đến Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam.
Dịch vụ tư vấn bảo hộ thương hiệu của chúng tôi gồm:
- Tra cứu thông tin liên quan đến Thương hiệu;
- Tư vấn về khả năng đăng ký và sử dụng Thương hiệu;
- Tư vấn hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ Thương hiệu;
- Tiến hành các thủ tục phản đối, khiếu nại và hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký Thương hiệu;
- Gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký Thương hiệu;
- Ghi nhận những thay đổi liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký Thương hiệu;
- Tư vấn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với Thương hiệu;
- Quản lý hồ sơ đăng ký đến khi có kết quả cuối cùng, chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ.
Hồ sơ khách hàng cần cung cấp:
- Bản chụp Giấy ĐKKD (đối với Công ty) hoặc CMND (đối với cá nhân).
- Mẫu Thương hiệu cần đăng ký (hoặc file rõ nét, rõ màu sắc).
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ thương hiệu dự kiến đăng ký.
Trên đây là tư vấn sơ bộ của chúng tôi về yêu cầu của Quý khách hàng. Xin chân thành cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Tham khảo thêm Thủ tục đăng ký thương hiệu nhà hàng độc quyền.