Ngành nghề kinh doanh có điều kiện được pháp luật quy định như thế nào?

Ngoài việc doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật về đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp còn phải lưu ý những gì để không vi phạm pháp luật trong đăng ký thành lập doanh nghiệp?

Bài viết liên quan

Đọc thêm: Điều kiện sản xuất hoá chất theo quy định mới nhất năm 2020

Đọc thêm: Sau khi thành lập doanh nghiệp cần thực hiện những nghĩa vụ thuế gì?

1. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện được hiểu như thế nào:

1.1 Khái niệm:

Theo quy định của Luật đầu tư 2014, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc hoạt động đầu tư kinh doanh phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.

Ví dụ: Kinh doanh chứng khoán, kinh doanh dịch vụ Logistics,…

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.

1.2 Văn bản pháp luật quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

– Luật đầu tư năm 2014.

– Luật doanh nghiệp năm 2014.

– Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

kinh doanh co dieu kien
kinh doanh co dieu kien

2. Kinh doanh có điều kiện:

2.1 Các cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh, quyền tự do lựa chọn lĩnh vực ngành nghề mà pháp luật không cấm:

Các cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các ngành nghề và lĩnh vực mà pháp luật không cấm;

Trên cơ sở đó, các ngành, nghề kinh doanh về cơ bản được chia thành ba nhóm: Các ngành, nghề kinh doanh bị cấm, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề được tự do kinh doanh.

2.2 Về các ngành, nghề kinh doanh bị cấm:

Theo quy định của luật đầu tư 2014 thì các ngành nghề kinh doanh bị cấm tại Việt Nam hiện nay là:

-Kinh doanh các chất ma túy;

-Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật;

-Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên;

-Kinh doanh mại dâm;

-Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

-Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

2.3 Ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

Tổ chức, cá nhân cần đáp ứng các yêu cầu tương ứng trong pháp luật như sau:

– Được cấp Giấy phép kinh doanh (giấy phép con): là các loại giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép tiến hành hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ điều kiện phù hợp.

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh: Chủ thể được phép tiến hành kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đã đăng ký sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

– Chứng chỉ: Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cá nhân có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc Hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền.

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: là loại bảo hiểm bảo vệ doanh nghiệp trước trách nhiệm phát sinh từ các hoạt động ngành nghề.

– Các điều kiện khác mà chủ thể phải đáp ứng khi tham gia hoạt động kinh doanh mà không thể hiện dưới hình thức văn bản.

Để lại một bình luận