Tổ chức, cá nhân có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đơn đăng ký quốc tế được sử dụng sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức.
Đọc thêm: Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và biện pháp bảo vệ
1. Căn cứ pháp lý
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thì có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Như vậy nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam không có nghĩa nó sẽ được bảo hộ tại các quốc gia khác trên thế giới. Trường hợp chủ sở hữu muốn mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm, dịch vụ có nhãn có nhãn hiệu của mình thì cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài.
– Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009; Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.
– Thoả ước Madrid, Nghị định thư Madrid (Hệ thống Madrid)
2. Đăng ký quốc tế nhãn hiệu
2.1. Định nghĩa
Tổ chức, cá nhân có thể trực tiếp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền của từng quốc gia. Nhưng việc đăng ký trực tiếp gây mất thời gian và tốn kém tài chính. Hệ thống đăng ký quốc tế (Hệ thống Madrid) ra đời nhằm giải quyết vấn đề này.
Hệ thống Madrid là hệ thống quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu. Cơ sở pháp lý của Hệ thống là Thoả ước Madrid (MA) và Nghị định thư Madrid (MP). Đây là ai văn bản pháp lý khác nhau và tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn áp dụng khi tiến hành đăng ký.
2.2. Điều kiện nộp đơn đăng ký
Việt Nam tham gia MA năm 1949 và MP năm 2006 nên là thành viên của Hệ thống Madrid. Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức có cơ sở kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam có quyền nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid.
Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải dựa trên đơn đăng ký cơ sở đã nộp cho Cục sở hữu trí tuệ hoặc đã được cấp Giáy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Tổ chức, cá nhân chỉ có thể nộp đơn đăng ký quốc tế khi đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
2.3. Cơ quan đăng ký
Văn phòng quốc tế thuộc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) có trách nhiệm quản lý Hệ thống Madrid. Đơn đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xử chuyển cho Văn phòng quốc tế. Trường hợp đơn đáp ứng đủ các yêu cầu về mặt hình thức. Đơn đăng ký sẽ được ghi nhận trong đăng bạ quốc tế và được công bố trong công báo nhãn hiệu quốc tế.
Cục sở hữu trí tuệ là cơ quan có thẩm quyền nhận đơn quốc tế trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Cục sở hữu trí tuệ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế cho Văn phòng quốc tế.
3. Lưu ý về thẩm quyền quốc tế khi đăng ký
Văn phòng quốc tế của WIPO đóng vai trò trung gian để nộp đơn đăng ký quốc tế đến các quốc gia là thành viên. Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tiến hành xem xét đơn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc giấy tờ có giá trị tương đương. Vì vậy Văn phòng quốc tế không có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.