Cần làm gì khi đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài?

Việt Nam đang trong đà hội nhập quốc tế, rất nhiều doanh nghiệp cũng như thương hiệu Việt Nam vươn ra thế giới ngày càng phát triển. Tuy nhiên, việc phát triển ở quốc tế không phải điều đơn giản nhất là trong việc bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu riêng của mình. Để nhãn hiệu Việt Nam được thế giới công nhận và bảo hộ ở các quốc gia, chúng ta cần làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Vậy cần làm khi khi đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài?

Bài viết liên quan

Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được xác định là một trong những dấu hiệu hữu hình dùng để phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ giống nhau của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại khác nhau. Nhãn hiệu bao gồm hai loại là nhãn hiệu dịch vụ và nhãn hiệu hàng hóa, có thể là các hình ảnh, chữ viết, biểu tượng hoặc là sự kết hợp của các yếu tố trên được thể hiện bằng màu sắc (một hoặc nhiều màu sắc khác nhau). Như vậy, mỗi cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại sẽ có nhãn hiệu riêng của mình và những nhãn hiệu này được xác định là một trong những tài sản sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

 Lựa chọn loại hình đăng ký thương hiệu phù hợp:

1. Đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid (theo thỏa ước và Nghị định thư)

– Việt Nam hiện là thành viên của cả Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid nên doanh nghiệp có thể nộp đơn vào các quốc gia là thành viên của Thỏa ước hoặc Nghị định thư Madrid.

– Dựa trên một đơn cơ sở hoặc một đăng ký cơ sở tại Việt Nam thông qua Cục sở hữu trí tuệ.

– Người nộp đơn chỉ cần dùng một đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định trong đó đánh dấu những nước thành viên mà mình muốn đăng ký nhãn hiệu

– Người nộp đơn có thể tận dụng thủ tục đăng ký đơn giản, tiện lợi (chỉ nộp một đơn duy nhất, bằng một ngôn ngữ duy nhất) tiết kiệm thời gian và chi phí trong trường hợp đăng ký ở nhiều nước một lúc

– Về thời hạn thẩm định đơn đăng ký quốc tế là 12 hoặc 18 tháng, tùy thuộc vào nước thành viên được chỉ định.

2. Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia

– Chủ nhãn hiệu có thể nộp đơn theo thủ tục của từng quốc gia cho Cơ quan nhãn hiệu của quốc gia đó, ví dụ tại Thái Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản…

– Sử dụng các công ty luật làm đại diện của mình tại quốc gia đó, hoặc sử dụng dịch vụ của các công ty đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện thủ tục đăng ký.

– Thời hạn xem xét đơn tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia đó, thủ tục này rất khác nhau ở từng quốc gia.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

  1. Đơn đăng ký tại;
  2. Thông tin của người nộp đơn;
  3. Mẫu nhãn hiệu;
  4. Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký;
  5. Giấy ủy quyền;
  6. Phí, lệ phí.

 Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài:

  • Tra cứu nhãn hiệu hàng hóa đã có
  • Thực hiện đăng ký cho nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm
  • Quá trình thẩm định nhãn hiệu tùy theo từng thủ tục của các quốc gia đăng ký nhãn hiệu
  • Công bố nhãn hiệu đã đăng ký, thực hiện giám sát nhãn hiệu, thương hiệu.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài. Mọi thắc mắc và yêu cầu tư vấn xin liên hệ qua:

 

 

 

 

Để lại một bình luận