Vốn doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng phải có một lượng tài sản nhất định. Tài sản này được doanh nghiệp sử dụng để đầu tư, kinh doanh nhằm kiếm lợi nhuận. Ngoài ra tài sản còn được dùng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp như trả lương cho người lao động, trả nợ… Nói cách khác tài sản chính là vốn của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vốn của doanh nghiệp.

Bài viết liên quan

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2015.

Vốn trong doanh nghiệp

Khái niệm về vốn

* Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

* Góp vốn là góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn điều lệ để thành lập doanh nghiệp hoặc hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.

* Tài sản góp vốn gồm: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.

Vốn có vai trò gì trong hoạt động của doanh nghiệp?

Từ những quy định trên có thể thấy pháp luật yêu cầu doanh nghiệp trong quá trình thành lập và hoạt động bắt buộc phải có vốn. Vốn của doanh nghiệp được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Hiểu một cách đơn giản thì vốn là tài sản riêng của thành viên được góp vào doanh nghiệp để chuyển thành tài sản của doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân). Doanh nghiệp do có tư cách pháp nhân, có trụ sở, tên riêng sẽ sử dụng tài sản riêng để nhân danh chính mình xác lập các quan hệ xã hội từ đó làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ đối với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân do không có tư cách pháp nhân nên tài sản của chủ sở hữu (cá nhân) chính là tài sản của doanh nghiệp. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình với các nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Phân loại vốn doanh nghiệp

Dựa vào một số tiêu chí nhất định, có thể phân loại vốn thành một số nhóm sau:

Thời gian góp vốn

* Vốn được góp để thành lập doanh nghiệp.

* Vốn được góp sau khi doanh nghiệp đã được thành lập.

Chuyển quyền sở hữu với tài sản góp vốn

* Tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng góp vào doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển quyền tại cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp chỉ trở thành chủ sở hữu tài sản đó khi được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.

* Tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người góp vốn tiến hành chuyển giao tài sản, công ty lập Biên bản giao nhận tài sản.

Dạng tồn tại của tài sản góp vốn

* Tài sản hữu hình gồm các tài sản có thể nhìn thấy, cầm nắm được như: tiền mặt (Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi), vàng, tài sản hữu hình khác.

* Tài sản vô hình gồm các tài sản không nhìn thấy, cầm nắm được như: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản vô hình khác.

Nắm rõ các quy định về tài sản khi góp vốn sẽ giúp việc thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân tiết kiệm thời gian, công sức và đảm bảo tính hợp pháp.

_________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com

Để lại một bình luận