Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau. Bảo hộ nhãn hiệu giúp Doanh nghiệp xác lập quyền đối với nhãn hiệu, ngăn chặn các hành vi đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu trùng/ tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ của mình. Như vậy, như thế nào là tương tự, gây nhầm lẫn trong bảo hộ nhãn hiệu?
Trước hết, khoản 1, Điều 11, Nghị định 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ quy định như sau:
“Điều 11. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
- Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.”
Căn cứ vào điều này, rõ ràng việc chúng ta xác định các dấu hiệu trong nhãn hiệu của mình có trùng, tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác hay không là rất quan trọng. Nếu không xác định, đánh giá được và cứ thế sử dụng nhãn hiệu, rất có khả năng chúng ta sẽ xâm phạm quyền của chủ sở hữu một nhãn hiệu trùng, tương tự với nhãn hiệu của mình đã được cấp văn bằng. Điều này có thể sẽ dẫn đến việc bị xử phạt xâm phạm và bị yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì:
“a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.”
Bài viết tham khảo:
https://luatsutuvanluat.com/dang-ky-nhan-hieu-bang-cach-nao/
_______________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến đăng ký nhãn hiệu:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com