thành lập địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là gì? Tại sao phải tiến hành thành lâp địa điểm kinh doanh? Hãy cùng LNP Law tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Bài viết liên quan

Cơ sở pháp lý:

  1. Luật doanh nghiệp 2014
  2. Nghị định 78/2015/NĐ-CP về dăng ký doanh nghiệp
  3. Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 78/2015/NĐ-CP

Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh, công ty cần phải thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh. Việc thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh nhằm mục đích xác định địa điểm mà doanh nghiệp lựa chọn có được phép hoạt động kinh doanh hay không.

Điều kiện của địa điểm kinh doanh

  • Tên địa điểm kinh doanh: phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt và các chữ Z, F, W, J, chữ số, các kí hiệu và phải được gắn hoặc viết tại trụ sở địa điểm kinh doanh
  • Địa điểm kinh doanh có thể không phải trụ sở chính của doanh nghiệp. Khi thực hiện thông báo thành lâp địa điểm kinh doanh, hồ sơ sẽ được gửi đến Phòng đăng ký doanh nghiệp nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh.
  • Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký thành lâp địa điểm kinh doanh

Hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm:

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh.
  • Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh. Người đứng đầu địa điểm có thể không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty.
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ.
  • Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ.
  • Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ

Trình tự, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ như đã nêu trên

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, nơi doanh nghiệp thành lâp địa điểm kinh doanh. Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số địa điểm kinh doanh.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

Bước 3: Nhận kết quả

Một số lưu ý khi thực hiện thành lâp địa điểm kinh doanh
  • Đối với các địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính. Chi cục thuế cấp quận nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở sẽ trực tiếp quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh.
  • Về vấn đề nộp lệ phí môn bài: Địa điểm kinh doanh nộp Tờ khai thuế môn bài theo mẫu, kê khai theo Mã số thuế của công ty mẹ. Nghĩa vụ thuế sẽ thực hiện tại cơ quan quản lý thuế nơi đặt địa điểm kinh doanh.
  • Để đảm bảo quá trình mở địa điểm kinh doanh được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, theo đúng quy định, trình tự thủ tục luật định, quý khách nên sử dụng dịch vụ pháp lý từ các Công ty chuyên về lĩnh vực pháp luật.

Trên đây là bài viết về thành lập địa điểm kinh doanh. Mọi thắc mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ số HOTTEl: 02463292936.

 

 

Để lại một bình luận