Thẩm định cơ sở sản xuất nước uống

Thẩm định cơ sở sản xuất nước uống là hoạt động của đoàn thẩm định do cơ quan tiếp nhận hồ sơ thành lập. Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra cơ sở sản xuất nước uống đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật.

Bài viết liên quan

Căn cứ pháp lý

 – Luật an toàn thực phẩm 2010

– Nghị định số 67/2016/NĐ-CP; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; Nghị định số 155/2018/NĐ-CP

Đoàn thẩm định

Thành lập đoàn thẩm định

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ được quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP gồm Bộ Y tế và UBND cấp tỉnh. Trong đó có Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế và các chi cục thực hiện hoạt động tiếp nhận, xử lý hồ sơ.  

Cơ quan tiếp nhận sau khi nhận được hồ sơ của cơ sở mà không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Thì trong thời hạn 15 ngày làm việc có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định. Cơ quan tiếp nhận có thể uỷ quyền thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản.

Đoàn thẩm định có từ 03 đến 05 người. Trong đó có ít nhất 02 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm, 01 thành viên có chuyên môn về kiểm nghiệm.

Nhiệm vụ và hoạt động 

Đoàn thẩm định tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP.

Kết quả thẩm định đạt yêu cầu

Đoàn thẩm định lập Biên ban thẩm định. Trong mục “III.Đánh giá và kết luận” người ghi biên bản tích vào ô đạt.

Kết quả thẩm định chưa đạt yêu cầu có thể khắc phục được

Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục. Phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn không quá 30 ngày. Trong mục “III.Đánh giá và kết luận” người ghi biên bản tích vào ô chờ hoàn thiện và ghi thời hạn hoàn thiện tính từ ngày thẩm định.

Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Đoàn thẩm định tiến hành đánh giá kết quả khắc phục và kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu thì trong mục “IV. Kết quả đánh giá khắc phục” người ghi biên bản tích vào ô đạt.

Kết quả thẩm định không đạt yêu cầu

Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, người ghi biên bản tích vào ô không đạt tại mục “IV. Kết quả đánh giá khắc phục” đồng thời ghi rõ lý do. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

Kết quả Biên bản thẩm định sẽ quyết định cơ sở sản xuất nước uống có qua khâu thẩm định và được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

_________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến pháp luật:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com

Để lại một bình luận