Quy định hiện nay về đăng ký nhãn hiệu

Trên thương trường hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều cửa hàng kinh doanh và các Công ty hoạt động dịch vụ ngày càng được phổ biến. Song song đó, việc tạo dựng và xác lập quyền Sở hữu nhãn hiệu hàng hóa cũng theo đó càng được chú trọng và mở rộng. Việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa là không bắt buộc. Tuy nhiên, tạo uy tín thương hiệu trên thị trường hoặc việc xem thương hiệu tạo dựng nên là một đứa con tinh thần, tài sản của mình thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là điều hết sức cần thiết.

Bài viết liên quan

Nhằm đơn giản hóa các quy định pháp luật về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho Quý khách hàng, chúng tôi trân trọng giới thiệu đến Quý khách bài viết Quy định hiện nay về đăng ký nhãn hiệu.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của đơn vị kinh doanh này với đơn vị kinh doanh khác. Nhãn hiệu có thể là chữ có nghĩa, chữ tự tạo, logo hoặc kết hợp cả logo và chữ viết.

Nhãn hiệu đăng ký tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Có khả năng phân biệt hàng hoá,dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá,dịch vụ của chủ thể khác.

– Dấu hiệu cấu thành lên nhãn hiệu: Có thể cấu thành từ tên thương mại của nhãn hiệu, hoặc các từ, số mà doanh nghiệp cho là ý nghĩa, đại diện cho sản phẩm/dịch vụ của mình.

Điều kiện được bảo hộ của nhãn hiệu

Căn cứ theo quy định tại Điều 72 Luật SHTT, thì nhãn hiệu chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
  • Không chứa các dấu hiệu không được bảo hộ được quy định tại Điều 73 Luật SHTT.

Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 87 Luật SHTT, các chủ thể được quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân tự mình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ;
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp;
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp;
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ;
  • Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện luật định;

Các tài liệu cần có trong đơn đăng ký nhãn hiệu

Tại Điều 100 Luật SHTT có quy định đơn đăng ký nhãn hiệu cần có các tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật SHTT;
  • Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu

Ngoài các tài liệu cần có trong đơn như vừa nêu trên, khi tiến hành làm đơn đăng ký nhãn hiệu thì chủ đơn phải tuân theo một số yêu cầu sau (Điều 105 Luật SHTT):

  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm: Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (có đầy đủ các nội dung được pháp luật quy định).
  • Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm. Nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
  • Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ.

Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi gồm:

  • Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam;
  • Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam;
  • Chuẩn bị Đơn, ký đơn (với tư cách là đại diện được uỷ quyền của Khách hàng). Đi nộp Đơn tại Cục SHTT;
  • Thông báo về việc nộp đơn với Khách hàng ngay sau khi nộp đơn;
  • Nhận tất cả các Thông báo từ Cục SHTT liên quan đến đơn và thông báo đến Khách hàng;
  • Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn (nếu có yêu cầu từ Cục SHTT);
  • Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT (nếu Đơn bị từ chối bảo hộ);
  • Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho Khách hàng;
  • Tư vấn các quy chuẩn/tiêu chuẩn về chất lượng cho danh mục sản phẩm đăng ký của KHÁCH HÀNG.

Hồ sơ cần cung cấp cho chúng tôi:

* Tên và địa chỉ của Người nộp đơn;

* Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký;

* Danh mục sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu;

Trên đây là nội dung chính chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Để được hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý, Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua thông tin phía dưới.

 

 

Để lại một bình luận