Theo quy định của nhà nước, người lao động được tăng lương khi nào? Nếu mức lương tối thiểu vùng tăng thì các doanh nghiệp có tăng lương cho người lao động không?
Đọc thêm:Thời gian hưởng phụ cấp thu hút theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP
Đọc thêm:Tư vấn chấm dứt hợp đồng lao động một cách hợp pháp
1. Hợp đồng lao động quy định về tiền lương như thế nào?
Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP.
Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
2. Làm việc được tăng lương trong hợp đồng lao động:
Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.
Mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP so với các năm trước đã tăng từ 150.000 đồng đến 240.000 đồng.
- Vùng I: Tăng từ 4,18 triệu đồng/tháng lên 4,42 triệu đồng/tháng(tăng 240.000 đồng/tháng);
- Vùng II: Tăng từ 3,71 triệu đồng/tháng lên 3,92 triệu đồng/tháng(tăng 210.000 đồng/tháng);
- Vùng III: Tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,43 triệu đồng/tháng(tăng 180.000 đồng/tháng);
- Vùng IV: Tăng từ 2,92 triệu đồng/tháng lên 3,07 triệu đồng/tháng(tăng 150.000 đồng/tháng).
Ngoài ra, người sử dụng lao động có thể thưởng thêm tiền thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.