Khai thác tài nguyên nước trong sản xuất

Cơ sở sản xuất nước uống duy trì hoạt động thông qua khai thác tài nguyên nước. Tuỳ từng trường hợp mà cơ sở có thể phải xin phép, đăng ký khi tiến hành khai thác.

Bài viết liên quan

Căn cứ pháp lý

– Luật an toàn thực phẩm 2010.

– Luật tài nguyên nước 2012; Nghị định số 201/2013/NĐ-CP; Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT.

Khai thác tài nguyên nước 

Cơ sở sản xuất nước uống phải có nguồn cung cấp nước để có thể sản xuất. Vậy cơ sở sản chịu sự điều chỉnh của hai luật khác nhau. Gồm Luật an toàn thực phẩm 2010 với chất lượng vệ sinh sản phẩm… và Luật tài nguyên nước 2012 với khai thác, sử dụng nước.

Nước là tài nguyên quý giá không thể thiếu để duy trì cuộc sống của con người. Tài nguyên nước được hệ thông pháp luật tài nguyên bảo vệ. Cơ sở sản xuất phải tiến hành thông báo, xin phép tuỳ trường hợp khi sử dụng tài nguyên nước .

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Không phải đăng ký, xin phép

Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh thì không phải xin phép

* Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm.

* Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh không vượt quá 100 m3/ngày đêm.

Phải xin phép

Mặc dù pháp luật không có quy định cụ thể về trường hợp khai thác nước phải tiến hành xin phép. Nhưng căn cứ vào các trường hợp không phải xin phép ta có thể rút ra phải xin phép khai thác nước khi

* Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh có quy mô vượt quá 10 m3/ngày đêm.

* Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh vượt quá 100 m3/ngày đêm.

Phải đăng ký

Cơ sở sản xuất nước uống nếu khai thác nước dưới đất tại các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký khai thác. Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT quy định các khu vực phải đăng ký khi khai thác nước dưới đất.

– Khu vực bị xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đồng bằng, ven biển có các tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen

– Khu vực đã bị ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất. Khu vực nằm trong phạm vi 1 km tới các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác

– Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và bảo đảm cung cấp nước ổn định về số lượng và chất lượng

Cơ sở sản xuất nước uống có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm, nằm trong các khu vực nêu trên và có chiều sâu lớn hơn 20 m thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.

_________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến pháp luật:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com

Để lại một bình luận