Quy định về kế toán phụ trách của công ty

Dưới đây là bài viết tìm hiểu về người phụ trách kế toán, cùng tìm hiểu nhé!

Bài viết liên quan

Bắt buộc khai báo thông tin người phụ trách kế toán của công ty

Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT quy định doanh nghiệp chưa kê khai thông tin kế toán trưởng, người phụ trách kế toán thì buộc phải ghi nhận vào thông tin đăng ký thuế trong mẫu II-2. Nếu không hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ bị phòng đăng ký kinh doanh từ chối.

Những người không được làm kế toán của doanh nghiệp

Theo điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Luật kế toán số 88/2015/QH13

  1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
  3. Những người có liên quan đến người đại diện theo pháp luật, chủ sử hữu…
  4. Người đang làm quản lý, Điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán.

Bổ nhiệm người phụ trách kế toán công ty được Luật kế toán quy định như thế nào?

Theo điều 20 nghị định 174/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Luật kế toán số 88/2015/QH13 quy định:

– Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay người PTKT thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.

– Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.

– Khi thay đổi phụ trách kế toán, người đại diện theo pháp Luật của đơn vị kế toán hoặc người quản lý, Điều hành đơn vị kế toán phải tổ chức bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa phụ trách kế toán cũ và phụ trách kế toán mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho các cơ quan nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch biết họ tên và mẫu chữ ký của phụ trách kế toán mới. Phụ trách kế toán mới chịu trách nhiệm về công việc kế toán của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc. Phụ trách kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình phụ trách.

Tiêu chuẩn phụ trách kế toán của doanh nghiệp

  1. Đối với người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:

– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

– Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.

– Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

– Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên. Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.”

Điều kiện: “Không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định 174”

  1. Đối với phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên, bao gồm:

– Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp Luật Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 19;

– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn Điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;

– Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

  1. Phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, bao gồm:

– Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp Luật Việt Nam không có vốn nhà nước, có vốn Điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng;

– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn Điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý, quý khách hàng liên hệ Hottel 02463292936 để được hỗ trợ!

Để lại một bình luận