Những hành vi bị nghiêm cấm trong lao động là gì? Quy định xử phạt các hành vi đó như thế nào theo pháp luật?
Đọc thêm: Ký kết Hợp đồng lao động với người đã nghỉ hưu
Đọc thêm: Làm việc theo hợp đồng lao động có được tăng lương theo quy định nhà nước?
1. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lao động:
– Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
– Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
– Cưỡng bức lao động.
– Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
– Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
– Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
– Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
2. Xử lý vi phạm các hành vi bị cấm trên:
– Đối với hành vi phân biệt đối xử:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, độ tuổi, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật.
– Hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục nơi làm việc hoặc cưỡng bức lao động:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Xử lý hình sự về tội làm nhục người khác.
=> Người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu bị ngược đãi, quấy rối tình dục hoặc cưỡng bức lao động.
– Sử dụng lao động chưa thành niên:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Sử dụng người dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật;
- Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật lao động;
- Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc bị cấm sử dụng.
- Sử dụng người dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép.
– Hành vi bóc lột sức lao động hoặc sử dụng lao động trái pháp luật:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;
- Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề.