Điều chuyển công tác theo thỏa thuận tại hợp đồng lao động

Trong hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động được phép thỏa thuận bất cứ điều khoản nào. Trong đó, việc điều chuyển công tác cũng thuộc một loại thỏa thuận. Vậy người lao động phải chú ý những gì để không ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp?

Bài viết liên quan

Đọc thêm: Gia hạn thẻ tạm trú cho lao động người nước ngoài theo quy định pháp luật

Đọc thêm: Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của luật bảo hiểm xã hội 2014

1. Điều chuyển công tác khác theo thỏa thuận tại hợp đồng:

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 quy định về điều chuyển công việc khác so với hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn hoặc dịch bệnh nguy hiểm;

– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Sự cố điện, nước;

– Do nhu cầu sản xuất kinh doanh người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

Ví dụ như là việc một công nhân làm ở nhà máy sản xuất máy móc tại Bắc Ninh nhưng do thiếu nhân lực tại nhà máy sản xuất nguyên vật liệu ở Quảng Bình nên doanh nghiệp tiến hành điều chuyển công nhân.

2. Quy định về thời gian:

– Người sử dụng lao động phải thông báo trước ít nhất 03 ngày.

– Người sử dụng lao động được quyền thuyên chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng nhưng không được quá 60 ngày trừ trường hợp người lao động đồng ý.

3. Quy định về tiền lương:

– Người lao động được trả lương theo công việc mới.

– Trong thời hạn 30 ngày, nếu tiền lương công việc mới thấp hơn công việc cũ thì người lao động được phép hưởng mức lương của công việc cũ.

– Tiền lương công việc mới ít nhất 85% mức tiền lương công việc cũ và không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Vì vậy, người sử dụng lao động được phép điều chuyển công tác người lao động theo thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định pháp luật.

4. Xử phạt vi phạm cho người sử dụng lao động:

Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm thực hiện hợp đồng:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp:

– Điều chuyển công tác của người lao động làm công việc khác nhưng không báo trước 03 ngày làm việc;

– Không thông báo rõ thời hạn làm tạm thời;

– Bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

– Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

– Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác;

– Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.

Để lại một bình luận