Quy định pháp luật về vốn điều lệ doanh nghiệp

Vốn điều lệ của một doanh nghiệp trước khi thành lập quan trọng thế nào? Nếu một doanh nghiệp thiếu vốn điều lệ có hoạt động được không? Quy định pháp luật về vấn đề này?

Bài viết liên quan

Đọc thêm: Định giá tài sản góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ như thế nào?

Đọc thêm: Góp vốn thực tế có cần góp đủ số vốn cam kết góp trong vốn điều lệ hiện không?

1. Vốn điều lệ trong doanh nghiệp được hiểu thế nào?

– Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp;

– Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp;

– Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên.

– Là vấn đề nội bộ nên việc góp vốn sẽ được định giá theo cổ đông sáng lập, thành viên hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

– Tài sản góp có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng,…), các tài sản có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

"<yoastmark

2. Vốn điều lệ trong từng loại hình doanh nghiệp:

2.1 Công ty TNHH một thành viên:

– Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

– Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

– Quy định như sau:

  • Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn.

2.2 Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

– Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.

– Thành viên phải góp phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.

2.3 Công ty cổ phần:

Vốn điều lệ trong Công ty Cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho Công ty.

Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

– Quy định như sau:

  • Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày;
  • Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn.

Để lại một bình luận