Quy định về người đại diện theo pháp luật hiện hành.

Người đại diện theo pháp luật được quy định như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Bài viết liên quan

Khái niệm

Theo quy định tại điều 13, điều 14 Luật doanh nghiệp 2014, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp.

Số lượng người đại diện theo pháp luật: Một hoặc nhiều người tùy theo điều lệ công ty

Trách nhiệm của NĐD theo pháp luật được quy định cụ thể như sau:

  • Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng; bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
  • Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  • Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về NĐD đó và những thông tin liên quan khác.
  • NĐD theo pháp luật của DN chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho DN nếu vi phạm.

Một số lưu ý về NĐD:

– DN phải bảo đảm luôn có ít nhất một NĐD theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam. Phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của NĐD khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Nếu hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam; và không có ủy quyền khác, người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc; hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì cử NĐD mới

– Đối với công ty TNHH có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm NĐD theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của BLHS thì thành viên còn lại đương nhiên làm NĐD của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên của công ty.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý, quý khách hàng liên hệ Hottel 02463292936 để được hỗ trợ!

Để lại một bình luận