Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tại Hà đông.

Hiện nay, có rất nhiều vụ cháy nổ gây ảnh hưởng và thiệt hại cho người dân. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là an toàn đặc biệt trong cháy nổ nhất là nơi đông dân cư. Với các cơ sở như cửa hàng cầm đồ, siêu thị, khách sạn… có rất nhiều người quan lại thì việc an toàn rất được chú ý. Vậy làm thế nào để xin giấy phép phòng cháy chữa cháy? Bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho cửa hàng cầm đồ tại Hà Đông.

Bài viết liên quan

Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tại Hà đông.

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PC&CC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PC&CC.
  • Thông tư 66/2014/TT-BCA quy định thi chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 79/2014/NĐ-CP.

Các cơ sở và phương tiện sau đây trước khi đưa vào hoạt động cần xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy:

  • Nhà ở, khách sạn, văn phòng làm việc, nhà cho thuê văn phòng có chiều cao từ 7 tầng trở lên.
  • Cơ sở sản xuất, chế biến xăng dầu, khí đốt hóa lỏng và hóa chất dễ cháy, nổ, với mọi quy mô.
  • Cơ sở sản xuất, gia công, cung ứng, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
  • Kho xăng dầu có tổng dung tích 500 m3 trở lên, kho khí đốt hóa lỏng có tổng trọng lượng khí từ 600 kg trở lên.
  • Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hóa lỏng.
  • Chợ kiên cố hoặc bán kiên cố có tổng diện tích kinh doanh từ 1200m2 trở lên hoặc có từ 300 hộ kinh doanh trở lên, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
  • Nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100.000 KW trở lên, nhà máy thủy điện có công suất từ 20.000 KW trở lên, trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên.
  • Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

Hồ sơ đăng ký Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy ở Hà đông.

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy;
  • Bản sao Giấy chứng nhận Thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo;
  • Bảng thống kê các phương tiện PCCC, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị theo mẫu;
  • Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những nhân viên có “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC”;
  • Phương án chữa cháy của cơ sở

 Thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy ở Hà Đông.

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp ủy quyền cho một cá nhân, đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

– Nếu hồ sơ hợp lệ , đủ thành phần thì tiếp nhận hồ sơ: viết phiếu biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ

– Nếu hồ sơ không hợp lệ, thiếu thành phần thì trả lại: viết phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh.

Bước 3: Nộp phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy

Cá nhân, tổ chức nộp phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy theo thông báo nộp phí của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bước 4: Nhận kết quả xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy

Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

Thời hạn giải quyết: Từ 5 – 15 ngày.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho cửa hàng cầm đồ tại Hà Đông. Mọi thắc mắc và yêu cầu tư vấn quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Email: luatsutuvanluat.info@gmail.com hoặc số Hotline 0246 329 2936.

Bài viết tham khảo:

Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho dịch vụ Spa làm đẹp massage tại Hà Đông.

Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tại Hà Đông

Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho quán Karaoke tại Hà đông.

 

 

Trả lời