Vợ cần làm gì để bảo vệ quyền lợi sau khi ly hôn

Câu hỏi: Tôi muốn ly hôn với chồng vì lý do chồng tôi ngoại tình. Vậy tôi cần làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình sau khi ly hôn?

Bài viết liên quan

Đọc thêm: Mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất năm 2020

Đọc thêm: Yêu cầu tòa thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Vậy khi người chồng ngoại tình, người vợ phải làm gì để bảo vệ quyền lợi sau khi ly hôn?

bao ve quyen loi

1. Vợ có quyền báo với cơ quan có thẩm quyền và yêu cầu ly hôn:

Theo điểm a, b khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP, nêu rõ:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác”.

   Khi có bằng chứng chồng ngoại tình, người vợ có thể báo cáo với cơ quan có thẩm quyền. Chồng ngoại tình vi phạm hôn nhân một vợ một chồng có thể bị phạt hành chính, cao hơn có thể là phạt hình sự.

 

2. Bảo vệ quyền lợi khi chia tài sản chung 

   Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, tuy nhiên có tính đến một số yếu tố khác:

“a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

   Vậy khi người chồng ngoại tình là đã vi phạm nghĩa vụ vợ chồng, nên việc chia tài sản chung sẽ có lợi cho người vợ hơn.

 

3. Bảo vệ quyền lợi khi giành quyền nuôi con khi ly hôn

Theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình, nêu rõ:

“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”

   Người vợ có thể chứng minh khi ngoại tình người chồng không chăm sóc tốt con cái, không quan tâm gia đình thì người vợ sẽ có lợi thế để giành quyền nuôi con hơn.

 

 

 

Để lại một bình luận