Hiện nay, có nhiều trường hợp ly hôn nhưng vì những lý do cá nhân nên không thể tự thực hiện thủ tục ly hôn được. Vậy liệu việc ủy quyền cho luật sư thay mặt làm tất cả thủ tục ly hôn là được hay không?
Đọc thêm: Thủ tục đơn phương ly hôn
Đọc thêm: Các trường hợp không được ly hôn theo quy định pháp luật hôn nhân gia đình năm 2020
1. Ủy quyền là gì?
Ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện; đồng thời nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại. Việc ủy quyền được xác lập bởi giấy ủy quyền.
2. Có thể ủy quyền cho luật sư thay mặt làm tất cả thủ tục ly hôn hay không?
Theo Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quy định về người đại diện nêu rõ:
“Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.”
Theo Khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình nêu rõ:
“Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”
Căn cứ vào luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình thì việc ủy quyền cho luật sư thay mặt làm tất cả các thủ tục ly hôn là không được.