Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2020

Thành lập doanh nghiệp cần những thủ tục gì? Pháp luật yêu cầu một doanh nghiệp phải đáp hứng những điều kiện như thế nào khi thành lập mới?

Bài viết liên quan

Đọc thêm: Điều kiện thành lập doanh nghiệp hiện nay

Đọc thêm: Thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nội theo quy định năm 2020

1. Quy trình, thủ tục thành lập một công ty cần những gì?

Bước 1: Lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp và những mong muốn liên quan:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn ( Một thành viên hoặc hai thành viên trở lên );

– Công ty cổ phần;

– Công ty tư nhân;

– Công ty hợp danh.

Chuẩn bị hồ sơ và thông tin cá nhân bao gồm: Bản sao công chứng CCCD/CMND hoặc hộ chiếu

Lựa chọn tên doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở công ty:

– Tên doanh nghiệp: có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài. Việc lựa chọn đặt tên không được trùng với doanh nghiệp đã đăng ký.

– Địa chỉ trụ sở: Phải trên lãnh thổ Việt Nam, có đầy đủ thông tin bao gồm: số nhà, ngõ, ngách, hẻm, phố, quận, thành phố,…

Lựa chọn vốn điều lệ, chức danh người đại diện theo pháp luật, ngành nghề kinh doanh

Bước 2: Tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp:

– Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty ( soạn theo mẫu );
  • Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập;
  • Giấy tờ chứng thực của thành viên và người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy ủy quyền.

– Nộp hồ sơ công ty tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố hoặc đăng ký qua trang web: dangkykinhdoanh.gov.vn

thành lập doanh nghiệp
thành lập doanh nghiệp

Bước 3: Thủ tục làm con dấu pháp nhân:

– Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Công ty khắc dấu tại cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu

– Dấu sẽ chuyển cho công an thành phố để tiến hành kiểm tra và trả con dấu cho doanh nghiệp.

Bước 4: Thủ tục sau khi thành lập

– Tiến hành khai thuế ban đầu;

– Tiến hành đăng ký khai thuế qua mạng điện tử

– Nộp tờ khai và thuế môn bài

– Làm thủ tục mua và đặt in hóa đơn.

2. Một số lưu ý khi đăng ký thành lập doanh nghiệp:

– Khi soạn hồ sơ phải cập nhật đầy đủ thông tin địa chỉ thường trú và địa chỉ hiện tại của đại diện pháp luật và thành viên công ty.

– Tất cả chữ kí của chủ sở hữu, đại diện pháp luật hay thành viên góp vốn, cổ đông phải đồng nhất để tránh hồ sơ bị từ chối.

Để lại một bình luận