Tài sản là một trong những vấn đề gây mâu thuẫn nhất khi vợ chồng ly hôn. Việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng có ý nghĩa quan trọng do là cơ sở đế tiến hành chia tài sản. Tài sản thừa kế có được coi là tài sản riêng? Trường hợp nào thì tài sản thừa kế được chia khi vợ chồng ly hôn? các câu hỏi trên sẽ được LNP LAW giải đáp trong bài viết dưới đây.
Đọc thêm: Tình trạng trầm trọng, không đạt được mục đích hôn nhân là thế nào?
Đọc thêm: Để lại tài sản thừa kế theo di chúc và những vấn đề cần lưu ý
Chào luật sư, tôi đã lấy vợ được 3 năm chúng tôi có đăng ký kết hôn và không có con chung. Sau khi cưới bố mẹ tôi có viết di chúc để lại thừa kế riêng cho tôi một căn nhà và mảnh đất trị giá khoảng 3 tỷ đồng. Bố và mẹ tôi hiện vẫn còn sống nhưng vợ chồng tôi đã chuyển vào căn nhà trên hơn 1 năm nay. Do phát hiện vợ ngoại tình với người khác mà tôi muốn ly hôn. Vợ tôi yêu cầu tôi phải bán căn nhà và mảnh đất chia cho cô ấy một nửa thì mới đồng ý ly hôn. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi có cần sự đồng ý của vợ mới được ly hôn hay không và khi ly hôn tôi có phải chia tài sản là căn nhà và mảnh đất bố mẹ tôi để lại không?
Trả lời:
Cảm ơn anh đã tin tưởng gửi đề nghị tư vấn đến LNP LAW. Trường hợp của anh luật sư đưa ra tư vấn như sau
1. Thứ nhất, tài sản thừa kế riêng không được coi là tài sản chung của vợ chồng
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 định nghĩa tài sản chung của vợ chồng là thu nhập hợp pháp của vợ chồng phát sinh trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung; tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Mảnh đất và căn nhà được bố mẹ ảnh để lại thừa kế riêng vì vậy là tài sản thuộc sở hữu của anh. Bộ luật dân sự 2015 quy định di chúc có hiệu lực khi người để lại di sản chết. Hiện tại cả bố và mẹ anh vẫn còn sống nên mảnh đất và căn nhà trên vẫn thuộc quyền sở hữu, định đoạt của hai ông bà.
Mảnh đất và căn nhà sẽ trở thành tài sản chung của vợ chồng anh nếu:
– Bố mẹ anh sửa lại di chúc trong đó nêu rõ để lại thừa kế chung căn nhà và mảnh đất cho anh và vợ;
– Sau khi di chúc có hiệu lực, anh có thoả thuận với vợ chuyển căn nhà và mảnh đất thành tài sản chung.
2. Về việc đơn phương ly hôn của một bên vợ hoặc chồng
Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thi Toà án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ chồng có hành vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Nghị quyết 02/2000/NQ-HDTP quy định vợ chồng không chung thuỷ với nhau, có quan hệ ngoại tình là một trong những trường hợp dẫn đến hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng.
Do vợ anh có quan hệ ngoại tình mà hôn nhân của anh chị đã được coi là lâm vào tình trạng trầm trọng. Trường hợp này anh có quyền đơn phương yêu cầu ly hôn mà không cần sự đồng ý của vợ.