Ly thân bao lâu thì được ly hôn?

Ly thân là việc hai vợ chồng không còn chung sống với nhau trong một khoảng thời gian dài, thường là khi xảy ra mâu thuẫn, bất đồng trong mối quan hệ hôn nhân mà họ không giải quyết được. Việc ly thân trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến quyết định ly hôn.

Bài viết liên quan

>>> Bài viết: Ly thân theo quy định của pháp luật như thế nào?

Ly thân là gì?

Hiện nay, pháp luật hôn nhân và gia đình chưa có quy định cụ thể về khái niệm cũng như trình tự, thủ tục ly thân. Hiểu một cách đơn giản, ly thân là việc hai vợ chồng không còn chung sống với nhau (không ăn ở chung, sinh hoạt chung, quan hệ chung). Hai vợ chồng khi ly thân sẽ tự thỏa thuận và tự quyết định mà không có bất kỳ một cơ chế nào giải quyết vấn đề này.

ly than

Quy định của pháp luật về ly thân

Do pháp luật hiện nay không thừa nhận việc ly thân nên có thể hiểu, ly thân chỉ tạm thời chấm dứt quan hệ sống chung chứ không làm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng giống như ly hôn.

Khi hai vợ chồng không muốn tiếp tục chung sống với nhau nữa, họ sẽ tự thỏa thuận, sắp xếp chứ không cần viết đơn ly thân và thực hiện thủ tục ly thân như ly hôn.

Trong quãng thời gian khi ly thân, mọi quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến con chung, tài sản chung… cần tuân theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình và quy định khác có liên quan. Việc quan hệ ngoài tình hay chung sống như là vợ chồng với người khác trong thời gian ly thân là vi phạm nguyên tắc của Luật Hôn nhân gia đình và sẽ bị xử phạt hành chính hoặc chịu chế tài hình sự.

Khái niệm ly hôn

Theo Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014, ly hôn chính là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Trong mối quan hệ hôn nhân, nếu xét thấy có mâu thuẫn sâu sắc đến mức không thể chung sống với nhau nữa, vấn đề ly hôn được đặt ra để giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác thoát khỏi mâu thuẫn gia đình.

Các cặp vợ chồng có thể đơn phương yêu cầu ly hôn hoặc thoả thuận ly hôn trên cơ sở tự nguyện.

Ly thân bao lâu thì được ly hôn?

Luật hôn nhân gia đình 2014 không quy định ly thân là căn cứ để ly hôn cũng như quy định ly thân trong thời gian bao lâu thì được ly hôn. Tuy nhiên, Tòa án có thể xem xét ly thân là một trong những cơ sở cho thấy mâu thuẫn vợ chồng kéo dài, không thể hàn gắn “làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” để giải quyết cho ly hôn.

Theo Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014, muốn ly hôn cần có những căn cứ sau (đối với trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên): Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho:

– Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng,

– Đời sống chung không thể kéo dài,

– Mục đích của hôn nhân không đạt được.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Ly thân bao lâu thì được ly hôn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com

 

Để lại một bình luận