Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống được nâng cao thì nhu cầu phân chia, xác lập quyền sở hữu tài sản cho người thân, gia đình càng trở nên quan trọng. Thừa kế có thể được thực hiện theo di chúc hoặc theo pháp luật. Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của người để lại thừa kế nhằm định đoạt tài sản của họ sau khi chết. Người để lại di sản cần hiểu rõ quy định của pháp luật về hạn chế quyền định đoạt của họ trong di chúc.
>> Đọc thêm: Tỷ lệ chia di sản thừa kế theo quy định BLDS 2015.
Thừa kế là gì?
Chế định thừa kế hiện nay được quy định trong BLDS 2015. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật. Thừa kế có một số đặc điểm sau:
– Người để lại thừa kế chỉ có thể là cá nhân. Tổ chức khi giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động không để lại thừa kế. Sau khi người để lại thừa kế chết thì thừa kế mới được mở.
– Di sản để lại thừa kế gồm tài sản riêng của người để lại thừa kế, phần tài sản của họ trong tài sản chung với người khác.
– Người thừa kế là cá nhân hoặc tổ chức. Người thừa kế là cá nhân thì phải còn sống hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế là tổ chức thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Lưu ý tổ chức chỉ được hưởng thừa kế thông qua di chúc.
– Thừa kế được để lại theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Thừa kế theo di chúc:
Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển quyền tài sản của họ cho người thừa kế sau khi cá nhân đó chết. Trường hợp không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng nhưng phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định pháp luật.
Điều kiện của di chúc:
Di chúc phải đáp ứng các điều kiện sau để được coi là hợp pháp
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc. Không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép khi lập di chúc;
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật;
– Trường hợp người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc. Di chúc phải được lập thành văn bản và được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý việc lập di chúc.
– Trường hợp người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ lập di chúc. Di chúc phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
– Trường hợp lập di chúc miệng thì phải có ít nhất 2 người làm chứng cùng ký tên và điểm chỉ vào di chúc. Di chúc sau đó phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ.
Nội dung của di chúc:
Khi lập di chúc, người lập cần lưu ý các nội dung sau: ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên, nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; và các nội dung khác theo ý chí của người lập di chúc.
Hạn chế quyền định đoạt của người để lại thừa kế theo di chúc
Quyền của người để lại thừa kế:
Người để lại thừa kế khi lập di chúc có các quyền sau đây
– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
– Phận định di sản cho người thừa kế.
– Dành một phần tài sản trong khối di sản để tặng cho, thờ cúng.
– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Các nội dung trong di chúc được lập dựa trên ý chí của người để lại thừa kế. Theo đó có quyền quyết định ai được nhận di chúc, được nhận bao nhiêu và nghĩa vụ khi nhận… Ví dụ: gia đình anh A có 5 người gồm vợ con và hai người em nhưng trong di chúc anh A có thể để lại toàn bộ tài sản của mình cho vợ và con. Đây chính là quyền định đoạt của người để lại thừa kế trong di chúc.
Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
Điều 644 BLDS 2015 quy định cá nhân là
– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
– Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng nhưng chỉ được ít hơn 2/3 xuất của một người thừa kế theo pháp luật. Thì được hưởng phần di sản bằng 2/3 xuất của người thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào nội dung cuả di chúc.
Hiểu một cách đơn giản thì những đối tượng được quy định trong Điều 644 dù được hưởng hay không được hưởng thừa kế thì chắc chắn được nhận thừa kế bằng 2/3 xuất của người thừa kế theo pháp luật.
Đây chính là hạn chế quyền định đoạt của người để lại thừa kế mà pháp luật quy định trong BLDS 644. Quy định này xuất phát từ nhận thức về thuần phong mỹ tục, tình cảm gia đình trong xã hội Việt Nam của Nhà nước.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về hạn chế quyền định đoạt của người để lại thừa kế trong di chúc. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.
________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Dân sự:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com