Dọn nhà tìm thấy sổ tiết kiệm của mẹ đã mất để lại thì phải làm thế nào? Quyền thừa kế được quy định ra sao?

Quyền thừa kế tài sản của người đã mất được pháp luật quy định như thế nào? Trong trường hợp người đã mất không có di chúc thì sẽ giải quyết thế nào?

Bài viết liên quan

Đọc thêm: Để lại tài sản thừa kế theo di chúc và những vấn đề cần lưu ý

Đọc thêm: Chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

1. Người thừa kế là gì? Quy định về quyền thừa kế?

Khái niệm:

  • Quyền thừa kế: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
  • Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Có nghĩa là, trong trường hợp trên, người mẹ đã mất không có di chúc để lại, thì căn cứ theo pháp luật thì người con là người được hưởng thừa kế do người mẹ để lại là sổ tiết kiệm của người mẹ.

2. Quy định của pháp luật về trường hợp trên:

2.1 Thời hiệu:

Theo quy định của pháp luật, Thời hiệu thừa kế: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.”

Vì vậy, người con có quyền được hưởng thừa kế người mẹ khi thời hạn được hưởng thừa kế còn hiệu lực. Trong trường hợp người mẹ không để lại di chúc, người con phải xác định người mẹ đã mất được bao lâu, sau đó sẽ xác định thủ tục để chia tài sản.

2.2 Thủ tục chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp người mẹ không để lại di chúc:

Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần thừa kế như nhau và phải tiến hành họp để thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (có thể chia ó thể chia theo pháp luật hoặc thống nhất cho một người tùy ý chí những người được hưởng thừa kế). Sau khi thỏa thuận chia phần di sản cần phải có công chứng.

Trả lời