Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, tuy nhiên ranh giới giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là rất mong manh. Vì vậy, đọc bài viết sau của chúng tôi để hiểu rõ về vấn đề này.

Bài viết liên quan

Thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

  Cho đến nay, “hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết” vẫn chưa được giải thích rõ ràng và đầy đủ từ phía cơ quan Nhà nước. 

 Để xem xét hành vi chống trả có tương xứng hay không, có rõ ràng là quá đáng hay không, thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như:

  • Khách thể cần bảo vệ (bảo vệ địa điểm thuộc bí mật quốc gia, bảo vệ tính mạng);
  • Mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra (thiệt hại tính mạng, thiệt hại về sức khỏe);
  • Vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng (vũ khí nguy hiểm như súng, dao hay gậy gộc)
  • Nhân thân của người xâm hại (nam, nữ; tuổi; người xâm hại là côn đồ, lưu manh…);
  • Cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ;
  • Hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc (nơi vắng người, nơi đông người, đêm khuya);
  • Tâm lý của người phải phòng vệ: Họ có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp hay không, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ;

Nếu hành vi chống trả quá mức cho phép với các tiêu chí nêu trên sẽ trở thành vượt quá giới hanh phòng vệ chính đáng

 Các tội và tình tiết liên quan đến trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

     Người có hành vi phòng vệ trong trường hợp vượt quá giới hạn phải chịu trách nhiệm hình sự do lỗi vượt quá của mình. Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự của họ được giảm nhẹ hơn so với các trường hợp bình thường. Mức độ trách nhiệm hình sự được giảm nhẹ nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ vượt quá và các tình tiết giảm nhẹ khác. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định hai tội phạm cụ thể do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 quy định

. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

 

Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

     Bên cạnh chế tài hình sự, người vượt quá giới hạn phòng vệ còn phải bồi thường thiệt hại dân sự. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 594 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:.

Điều 594. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là một trường hợp đặc biệt của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thiệt hại này xảy ra có thể nằm ngoài, nhưng cũng có thể nằm trong ý chí của người phòng vệ. Do đó, nó có thể là thiệt hại vật chất, mà cũng có thể là thiệt hại tinh thần. Đối với thiệt hại vật chất đòi hỏi phải tính toán được tương đương với một số tiền xác định. Còn đối với thiệt hại tinh thần thì thật khó để có thể tính toán và định lượng được bằng tiền một cách rõ ràng.

Nếu còn vướng mắc về thủ tục pháp lý hãy liên hệ:

Để lại một bình luận